Tư lệnh Hải quân Mỹ thăm tàu sân bay nguyên tử tại Biển Đông
- Thứ Ba, 07 tháng Sáu năm 2016 15:25
- Tác Giả: Thụy My
Hàng không mẫu hạm nguyên tử John C.Stennis của hải quân Mỹ.
AFP
Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ đã lên thăm hàng không mẫu hạm nguyên tử John C.Stennis đang hoạt động tại Biển Đông trong hai ngày 05 và 06/06/2016.
Chuyến thăm này diễn ra ngay trước đối thoại thường niên Mỹ-Trung tại Bắc Kinh.
Hàng không mẫu hạm John C.Stennis có mặt tại Biển Đông trong suốt tháng Năm.
Theo các chuyên gia, đây là thông điệp khôn khéo cho Trung Quốc, cho thấy Hoa Kỳ luôn hiện diện tại vùng biển mà Bắc Kinh tự cho là ao nhà của mình.
Đô đốc Richardson tuyên bố : « Tất cả mọi người trong khu vực đều quan tâm đến sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng. Khi nói chuyện với họ, tôi biết rằng mọi chuyện sẽ ổn thỏa vì chúng ta có hàng không mẫu hạm John C. Stennis trấn giữ tại Biển Đông ».
Ông khẳng định đây là bảo đảm cho sự cam kết của Hoa Kỳ với các đồng minh châu Á.
John C.Stennis là tàu sân bay đa năng thuộc lớp Nemitz chạy bằng năng lượng nguyên tử, một trong mười hàng không mẫu hạm lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ và là soái hạm của nhóm tàu sân bay tác chiến Carrier Strike Group 3 (CSG-3).
Khẩu hiệu của hàng không mẫu hạm này là « Peace through strength » (Hòa bình nhờ sức mạnh).
Trong thời gian gần đây, tàu sân bay John C.Stennis hầu như hoàn toàn hoạt động tại Biển Đông.
Đến nơi vào đầu tháng Ba để tập trận với Hàn Quốc, từ đó đến nay hàng không mẫu hạm này không ngừng tuần tra tại vùng biển sôi động này.
Ngày 19/4 John C.Stennis thăm Singapore sau khi tập trận với Philippines, và đến ngày 26/4 Bắc Kinh từ chối cho tàu sân bay này cùng với các tàu hộ tống ghé thăm Hồng Kông.
Nhà phân tích Bryan Clark của Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược cho rằng : « Rõ ràng đây là một sự phô trương sức mạnh. Hoa Kỳ cố gắng đẩy lui ý nghĩ là Washington không can dự vào khu vực mà một thế lực khác đã đặt chân vào để thống trị ».
Chiếc John C.Stennis đã rời cảng xuất phát Bremerton ở Washington từ ngày 15/1 trong đợt hoạt động kéo dài bảy tháng.
Sau đó có thể hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Ronald Reagan thuộc Đệ thất Hạm đội, vừa mới bảo trì xong ở Nhật và đã lên đường tuần tra, có thể đến thay chân tại Biển Đông.
Tin mới
- Thượng đỉnh Obama-Modi : Mỹ và Ấn Độ gia tăng hợp tác quốc phòng - 08/06/2016 16:52
- Vụ kiện Biển Đông : Trung Quốc lại công kích Philippines - 08/06/2016 16:46
- Trung Quốc đầu tư ngày càng nhiều vào bóng đá quốc tế - 08/06/2016 16:40
- Việt Nam-Formosa: Cá hay Thép? - 08/06/2016 16:12
- Dư luận Anh lại sôi sục trước trưng cầu dân ý Brexit - 07/06/2016 23:02
- Venezuela: Biểu tình đòi trưng cầu dân ý phế truất tổng thống - 07/06/2016 22:53
- Ba Lan và NATO tập trận quy mô nhất sau Chiến tranh lạnh - 07/06/2016 22:43
- Euro 2016: Pháp bổ sung 3000 cảnh sát bảo vệ thủ đô - 07/06/2016 19:11
- Đối thoại Mỹ-Trung : Bắc Kinh không khoan nhượng về chủ quyền Biển Đông - 07/06/2016 15:47
- Ấn Độ và Pháp thúc đẩy hợp tác quân sự với Việt Nam - 07/06/2016 15:33
Các tin khác
- Bầu cử tổng thống Peru : Pedro Pablo Kuczynski đắc cử - 06/06/2016 23:13
- Donald Trump bài châu Mỹ La Tinh, đảng Cộng Hòa Mỹ lo ngại - 06/06/2016 23:07
- Syria : Phe nổi dậy đẩy lui quân thánh chiến tại Aleppo và Raqqa - 06/06/2016 22:58
- New Zealand : Trung Quốc cần giải thích các chương trình xây đảo ở Biển Đông - 06/06/2016 22:29
- Mỹ-Hàn thảo luận về địa điểm đặt lá chắn chống tên lửa THAAD - 06/06/2016 22:14
- Đài Loan bác bỏ Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc tại Biển Đông - 06/06/2016 22:09
- Việt Nam và Hàn Quốc có thể mua máy bay quân sự Mỹ - 06/06/2016 20:47
- Lũ lụt tại Pháp : Paris thoát lũ, Normandie báo động đỏ - 05/06/2016 19:51
- Mông Cổ : Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi « nền dân chủ dũng cảm » - 05/06/2016 19:41
- Dân Hồng Kông tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn - 05/06/2016 19:34