Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thổ Nhĩ Kỳ dọa trả đũa Đức sau nghị quyết về diệt chủng người Armenia

germany-turkey-armenia 4

Nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ đã biểu tình phản đối trước lãnh sự Đức ở Istanbul, ngày 02/06/2016.
REUTERS/Osman Orsal

Ngày 02/06/2016, sau khi Quốc Hội Đức thông qua nghị quyết công nhận cuộc diệt chủng người Armenia ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 1915, Ankara đã rất giận dữ, triệu hồi ngay đại sứ tại Berlin để phản đối điều mà họ gọi là « một sai lầm lịch sử », đồng thời tổng thống Recep Tayyip Erdogan dọa sẽ có những biện pháp trả đũa nước Đức.

Vụ này làm phức tạp thêm mối quan hệ đã căng thẳng giữa Berlin với Ankara, đặc biệt là trong việc thực hiện thỏa thuận gây tranh cãi giữa Liên Hiệp Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chận làn sóng di dân ồ ạt từ Trung Đông vào châu Âu.

Ankara đã dọa sẽ không thực hiện thỏa thuận này, nếu công dân Thổ Nhĩ Kỳ không được miễn visa vào châu Âu.

Ngày 03/06, trước khi lên đường đi Azerbaijan, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim tuyên bố là quan hệ giữa Ankara và Berlin đã « bị tổn hại », nhưng sẽ không « hư hại hoàn toàn ».
Tuy nhiên, ông hứa sẽ có những biện pháp « thích đáng » đối với Đức, sau khi tham khảo ý kiến với đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Berlin.

Từ tối hôm trước, những người Thổ Nhĩ Kỳ theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa cực đoan đã biểu tình phản đối trước tòa lãnh sự Đức ở Istanbul.
Trong ngày 03/06 cũng sẽ có một cuộc biểu tình trước sứ quán Đức ở Ankara.

Sau khi nghị quyết về diệt chủng người Armenia được thông qua, Berlin đã cố làm dịu cơn phẫn nộ của đối tác quan trọng này.
Thủ tướng Angela Merkel nhấn mạnh rằng chính phủ của bà muốn thúc đẩy đối thoại giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ.

Armenia vẫn khẳng định rằng một triệu rưỡi người dân của họ đã bị giết hại một cách có hệ thống vào cuối thời kỳ đế quốc Ottoman, tức Thổ Nhĩ Kỳ trước đây.
Hơn 20 quốc gia, trong đó có Pháp, Ý và Nga, đã công nhận đây là mộc cuộc diệt chủng, nhưng Ankara vẫn xem đây là một cuộc nội chiến.


Switch mode views: