Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thủ tướng Lào kêu gọi đàm phán song phương về Biển Đông

lao-japan

Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith (trái) được thủ tướng Nhật Shinzo Abe đón ngày 28/05/2016 tại cuộc gặp Nagoya.
Eugene Hoshiko / AFP

 Phải chăng đương kim chủ tịch ASEAN đã công khai tán đồng lập trường Trung Quốc trên Biển Đông ?

Câu hỏi này đã nổi cộm lên vào hôm nay, 29/05/2016 khi thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, trả lời báo Nhật Bản Asian Nikkei Review, đã cho rằng tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán song phương giữa các nước liên quan.

Theo tờ báo Nhật, đây là một lập trường phản ánh quan điểm của Trung Quốc.

Trong bài phỏng vấn dành cho báo Nikkei nhân dịp ông ghé Nhật Bản hôm 27/05 để tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 mở rộng ra cho một số nước đang phát triển trong đó có Lào và Việt Nam, ông Thongloun khằng định rằng ông sẽ « thúc giục các nước liên quan mở đối thoại hướng tới việc giải quyết hòa bình » các tranh chấp lãnh thổ.

 Theo báo Nikkei, câu nói đó rõ ràng ám chỉ Việt Nam và Philippines.
Đối với Nikkei, tuyên bố của Lào đáng chú ý vì nước này hiện đang làm chủ tịch khối Đông Nam Á ASEAN, bao gồm 10 thành viên, trong đó có Việt Nam và Philippines.

Hai nước này đang bị Trung Quốc chèn ép dữ dội trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông cho nên rất muốn ASEAN giúp đỡ trong việc kháng lại các hành vi bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông do Trung Quốc tiến hành.

Việt Nam và Philippines đều muốn ASEAN hình thành ra một mặt trận thống nhất để phản đối các hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Philippines còn yêu cầu Hiệp Hội Đông Nam Á ra một thông cáo chung về phán quyết sắp tới đây của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye (Hà Lan) về đơn Philippines kiện đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trên yêu cầu này, thủ tướng Lào cũng tỏ ý dè dặt, cho rằng các nước ASEAN cần phải « cẩn thận xem xét tình hình » khi công bố một tài liêu như vậy.
Theo ông Thongloun, ASEAN hoạt động bằng sự đồng thuận, và căn cứ vào tình hình hiện nay, tìm đồng thuận trên yêu cầu của Philippines rất khó khăn.

Theo Nikkei, 10 nước ASEAN hiện đang chia rẽ về việc có nên ra tuyên bố chung về phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực hay không, với một số nước, trong đó có Singapore cho rằng nên làm, trong lúc một số nước khác, trong đó có Cam Bốt, thì phản đối.

Lời lẽ thủ tướng Lào như đã xác nhận tuyên bố của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gần đây, theo đó có ba nước ASEAN là Cam Bốt, Lào và Brunei đã « đồng thuận » với lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông.

Lập trường này có thể gói gọn như sau : các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc phải đàm phán song phương với Bắc Kinh để giải quyết vấn đề, các nước ngoài không được quyền can dự vào kể cả các định chế quốc tế.

Quan điểm chỉ song phương chứ không đa phương này đã bị giới phân tích cho là nhằm mở đường cho Trung Quốc dễ dàng gây sức ép lên các nước nhỏ hơn mình.

Bắc Kinh cũng đang ra sức tìm hậu thuẫn của các nước trên thế giới ủng hộ cho quyết định của Trung Quốc phủ nhận thẩm quyền – và qua đó là phán quyết – của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye về Biển Đông.

Thái độ dè dặt của Lào, nước chủ tịch ASEAN trước đề nghị của Philippines muốn toàn khối ra tuyên bố chung về phán quyết của quốc tế rõ ràng là đã phục vụ mong muốn của Trung Quốc.

Switch mode views: