Ba Lan và các nước Baltic cố thoát khỏi lệ thuộc năng lượng vào Nga.
- Thứ Tư, 21 tháng Mười năm 2015 21:47
- Tác Giả: Anh Vũ
Cảng biển Swinouijscie, Ba Lan.
Wikipédia
Ba Lan và các nước vùng Baltic đã tiến một bước dài nhằm thoát ra khỏi sự lệ thuộc năng lượng vào Nga với việc vừa khánh thành một cảng tiếp nhận khí đốt hóa lỏng lớn ở phía tây bắc Ba Lan, đồng thời một hiệp định xây dựng đường ống dẫn khí từ Ba Lan qua Litva cũng đã được ký.
Những hành động can thiệp của Nga vào khủng hoảng Ukraina đã khiến Ba Lan và các nước vùng Baltic lo ngại Kremli đang tìm mọi cách gây sức ép đối với các quốc gia từng nằm trong vòng ảnh hưởng của Matxcơva.
Bên cạnh sự hăm dọa bằng sức mạnh quân sự, Nga còn giữ một thứ vũ khí không kém phần nguy hiểm có thể gây mất ổn định các nước vùng Baltic cũng như Ba Lan đó là khí đốt.
Ý thức rõ được điều đó, Ba Lan và các nước vùng Baltic từ nhiều năm qua đã cố gắng tìm cách thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào nguồn khí đốt nhập từ Nga.
Tuần qua, Ba Lan đã chính thức khai trương cảng nhập khí hóa lỏng lớn đầu tiên tại Swinouijscie, thành phố miền tây bắc nước này, để trực tiếp nhận khí đốt nhập từ vùng Vịnh.
Sự kiện được đón nhận như là một bước đi trong nỗ lực tìm kiếm sự độc lập năng lượng của Vacxava.
Phát biểu trong lễ khánh thành cảng khí đốt, Thủ tướng Ba Lan, bà Ewa Kopacz vui mừng tuyên bố : « Ba Lan đã đạt mục đích chiến lược, chúng ta độc lập trong lĩnh vực khí đốt ».
Chuyên gia năng lượng Ba Lan, ông Wojciech Jakobok nhận định ''việc đưa vào khai thác cảng khí đốt Swinouijscie sẽ giảm được đáng kể nguy cơ bị sức ép của Nga'' và từ giờ Ba Lan hoàn toàn độc lập lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán giá cả mua khí đốt mà không phải chịu sức ép nào.
Cảng tiếp nhận khí đốt Swinoujscie, có vốn đầu tư xây dựng 720 triệu euro, có khả năng ban đầu tiếp nhận 5 tỷ m3 khí mỗi năm, tương đương với 1/3 lượng khí tiêu thụ tại Ba Lan.
Nhưng năm tiếp theo, công suất có thể nâng lên 7,3 tỷ m3 một năm. Hiện tại 1/3 lượng khí đốt tiêu thụ ở Ba Lan lấy từ nguồn khai thác trong nước, 40% nhập từ Nga và 20% nhập từ Trung Á.
Giống như Ba Lan, Litva cũng đã có bước đi đầu tiên để thoát khỏi lệ thuộc năng lượng.
Nước cộng hòa vùng Baltic này, năm ngoái còn lệ thuộc 100% vào nguồn cung cấp khí đốt Nga, tháng Giêng năm nay đã khánh thành một cảng nhận khí đốt nổi, nhờ vào hợp đồng với tập đoàn dầu khí Na Uy Statoil.
Cảng khí đốt mới đã giúp đất nước 3 triệu dân này mỗi năm nhập trực tiếp 540 triệu m3 khí đốt từ Na Uy, trên tổng số nhu cầu khoảng 2,3 tỷ m3.
Các nước vùng Baltic đã có bước tiến mới mang tính quyết định giúp giải thoát khỏi sự cô lập về năng lượng và nhất là sự lệ thuộc vào Nga.
Trong tuần qua tại Bruxelles một thỏa thuận tài chính quan trọng đã được ký giúp xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Ba Lan sang Litva, trong đó Liên Hiệp Châu Âu hỗ trợ một phần tiền.
Đường ống dẫn khí đốt được xây dựng có chiều dài 534 km, sẽ có khả năng vận chuyển 2,4 tỷ m3 khí mỗi năm từ Ba Lan sang Litva và có thể nối tiếp sang Latvia và Estonia.
Công trình có giá trị đầu tư 558 triệu euro, trong đó Liên Hiệp Châu Âu hỗ trợ 300 triệu, sẽ đi vào hoạt động từ năm 2020.
Bên cạnh đó ba nước vùng Baltic, Litva, Latvia và Estonia đang thúc đẩy nhiều dự án nhằm tăng cường xây dựng mạng lưới đường ống dẫn khí nối với các nước Ba Lan và Đan Mạch hay Phần Lan.
Tất cả vì một mục tiêu chiến lược là sớm thoát khỏi sự lệ thuộc năng lượng của Nga càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ bị chi phối chính trị.
Tin mới
- Nhiều loài cá ở Biển Đông có nguy cơ tuyệt chủng - 09/11/2015 00:43
- Anh và Nga lập cầu không vận để di tản du khách khỏi Ai Cập - 09/11/2015 00:03
- Thượng đỉnh Đài-Trung : Ván cờ đầy bất trắc - 08/11/2015 23:22
- Miến Điện : 80% cử tri tham gia cuộc Tổng tuyển cử lịch sử - 08/11/2015 21:24
- Đảng cộng sản Trung Quốc cấm đảng viên chơi gôn, sinh hoạt tha hóa - 23/10/2015 02:18
- Hàn Quốc cho bay thử trực thăng không người lái - 23/10/2015 02:10
- Cuba mở cửa đón doanh nghiệp dầu khí Mỹ - 23/10/2015 02:02
- Phó tổng thống Mỹ tuyên bố không chạy đua vào Nhà Trắng - 23/10/2015 01:43
- Dân quân Hồi Giáo do Iran huấn luyện giúp Assad lấy lại lãnh thổ - 23/10/2015 01:34
- Tập Cận Bình đang ngồi trên chảo lửa - 22/10/2015 21:09
Các tin khác
- Anh điều chỉnh chính sách visa để thu hút du khách Trung Quốc - 21/10/2015 16:49
- Chiến đấu cơ Nhật cất cánh 231 lần để nhận dạng máy bay Trung Quốc - 21/10/2015 16:34
- Nam-Bắc Triều Tiên : Gia đình ly tán họp mặt - 21/10/2015 16:28
- Bắc Kinh dọa phản ứng thích đáng nếu tàu Mỹ tiến vào Trường Sa - 21/10/2015 16:20
- Cựu Ngoại trưởng Úc : « Canberra nên gửi tầu chiến tới Biển Đông » - 21/10/2015 04:36
- Mỹ tìm phương án mới với Nga giải quyết khủng hoảng Syria - 21/10/2015 04:28
- Mỹ thông báo với Ấn Độ về dự án hành quân Biển Đông - 20/10/2015 22:44
- Indonesia từ chối tập trận chung với Trung Quốc ở Biển Đông - 20/10/2015 18:07
- Trung Quốc Bắt Đầu Thôn Tính Việt Nam Từ Đà Nẵng - Chặt Lìa Bắc Nam? - 19/10/2015 17:59
- Đức: Phong trào bài ngoại Pegida biểu tình kỷ niệm 1 năm thành lập - 19/10/2015 17:31