Ấn Độ : bang Gujarat rúng động vì một lãnh tụ biểu tình 22 tuổi
- Thứ Năm, 27 tháng Tám năm 2015 18:40
- Tác Giả: Tú Anh
Nửa triệu người giàu tại bang Gujarat biểu tình đòi bảo vệ quyền lợi ngày 25/08/2015.
REUTERS/Amit Dave
Ấn độ phải huy động hàng ngàn quân tuần tra kiểm soát các thành phố lớn ở bang Gujarat, quê hương của thủ tướng Modi.
Hai hôm trước, ngày 25/08/2015, khoảng nửa triệu người xuống đường gây bạo động dữ dội chưa từng thấy, theo lời kêu gọi của một thủ lĩnh 22 tuổi, đòi quyền sống cho người…giàu.
Lực lượng an ninh địa phương phải can thiệp mạnh làm 9 người chết.
Theo AFP, tình hình bang Gujarat ở miền tây Ấn Độ tạm lắng dịu vào sáng nay 27/08/2015.
Quân đội được bố trí và tuần tra trên đường phố thủ phủ Ahmedabad và nhiều thành phố khác trong khi lệnh giới nghiêm được ban hành tại các khu vực xảy ra bạo động ngày thứ ba 26/08.
Ba mươi đại đội bán quân sự đã đến tận nơi tăng cường cho cảnh sát địa phương.
Trong đêm thứ ba rạng thứ tư, 500 ngàn dân thuộc cộng đồng nông dân và doanh nhân giàu có nhất bang Gujarat đã xuống đường phản đối chính sách ưu đãi giai cấp nghèo tuyển dụng làm công chức và học đại học.
Hàng loạt xe hơi, bưu điện, trụ sở cảnh sát bị đốt phá sau khi lãnh tụ phong trào Patidar tên là Hardik Patel, 22 tuổi bị câu lưu.
Cảnh sát bắn thẳng vào đoàn biểu tình bạo động làm 9 người tử vong.
Chính quyền bang Gujarat bác bỏ yêu sách của Patidar nhưng thả ngay thủ lĩnh Hardik Patel.
Thủ tướng Modi kêu gọi dân cư bang Gujarat ngưng sử dụng bạo lực, Trong khi đó, thủ lĩnh phong trào Patidar cho biết sẽ tiếp tục gây áp lực, tranh đấu trên đường phố và các trục lộ để « bảo vệ quyền lợi giai cấp ».
Theo AFP, sự kiện một thanh niên 22 tuổi có khả năng huy động nửa triệu người xuống đường đang tạo nhiều nghi vấn.
Đây không phải là lần đầu tiên bạo động xảy ra tại Gujarat.
Năm 2002, xung đột tôn giáo đã làm hơn 1.000 người chết, phần đông là tín đồ đạo Hồi.
Thủ tướng Modi lúc đó mới đắc cử thống đốc bang trù phú này ( chiếc nôi của kim cương).
Nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa này bị Hoa Kỳ lên án hậu thuẩn giải pháp bạo lực.
Ông đã bị cấm nhập cảnh vào Mỹ hơn một chục năm.
Tin mới
- Hungary có thể huy động cả quân đội để ngăn người tỵ nạn - 28/08/2015 21:32
- Nestlé bị tố sử dụng lao động nô lệ tại Thái Lan - 28/08/2015 21:15
- Đài Loan yêu cầu công dân không dự lễ diễu binh tại Bắc Kinh - 28/08/2015 20:36
- Thái Lan và Philippines tăng cường hợp tác quốc phòng - 28/08/2015 20:28
- Tân Cương: Trung Quốc bỏ tù 45 người vì tội "vượt biên trái phép" - 28/08/2015 19:47
- Việt Nam đặc xá trên 18.200 người, nhưng không thả tù chính trị nhân Quốc khánh - 28/08/2015 19:16
- Hai Nghị Viên SJ Khiếu Nại Lên TT Obama - 28/08/2015 04:46
- Gấu Bắc Cực, một thách thức địa chính trị - 28/08/2015 04:28
- Ngân hàng nhiên liệu hạt nhân đầu tiên được thành lập tại Kazakhstan - 28/08/2015 03:33
- Châu Á: Chứng khoán tăng lại nhưng Trung Quốc vẫn lo - 27/08/2015 20:52
Các tin khác
- Vụ nổ Thiên Tân: Trung Quốc bắt giữ và điều tra một loạt quan chức - 27/08/2015 18:18
- Hồng Kông : Lãnh tụ sinh viên Hoàng Chí Phong bị truy tố - 27/08/2015 14:25
- Philippines từ chối lời mời dự duyệt binh của Bắc Kinh - 27/08/2015 14:15
- Hải quân Mỹ sẽ gia tăng tập trận ở Biển Đông với mục tiêu răn đe - 27/08/2015 14:05
- Khủng hoảng nhập cư : Đông Âu mạnh tay - 26/08/2015 23:10
- Ấn Độ : Nửa triệu "dân giàu" biểu tình đòi thêm quyền lợi - 26/08/2015 18:22
- Miến Điện : Lãnh đạo đối lập lo ngại cuộc bầu cử sắp tới thiếu dân chủ - 26/08/2015 17:56
- Mỹ nghe lén Nhật : Obama xin lỗi Tokyo - 26/08/2015 17:42
- Đức, Pháp, Ukraina cảnh cáo Nga không được vượt "lằn ranh đỏ" - 26/08/2015 17:26
- Seoul xác nhận Bình Nhưỡng xuống thang quân sự - 26/08/2015 17:12