Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Miến Điện : LHQ ca ngợi dự thảo hòa ước giữa chính phủ và phe nổi dậy

Thein Sein -Aung Min



Tổng thống Thein Sein (thứ 5 trái qua) Aung Min (L), phó chủ tịch Union Peace Working Committee (UPWC), Hội kiến giữa chính phủ Miến Điện và đại diện các sắc tộc. Trong ảnh, ông Aung Min (T)REUTERS/Stringer

Vào hôm qua, 30/03/2015, chính quyền Miến Điện và đại diện 16 lực lượng nổi dậy thuộc các cộng đồng thiểu số đã đồng ý về một dự thảo ngưng bắn trên toàn quốc.

Nếu được phê chuẩn và tôn trọng, hòa ước này sẽ đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình chấm dứt 65 năm nội chiến tại Miến Điện.

 

Liên Hiệp Quốc hôm nay 31/03, đã hoan nghênh một bản dự thảo được mệnh danh là "lịch sử".

Theo hãng tin Pháp AFP, cố vấn đặc biệt của Liên Hiệp Quốc Vijay Nambiar đã chào mừng một dự thảo thỏa thuận được ông đánh giá là lịch sử : « Đối với chính quyền Miến Điện và 16 nhóm vũ trang, việc đạt được một thỏa thuận ngưng bắn là một thành công lịch sử và quan trọng ».

Chính phủ Miến Điện và 16 phong trào nổi dậy thuộc các sắc dân thiểu số khác nhau, một số lớn đòi quyền tự trị rộng lớn hơn cho cộng đồng của họ, đã gặp nhau 7 lần từ năm 2013 để thương lượng về ngưng bắn này.

Những nỗ lực trước đây đều thất bại vì chính quyền đã không đáp ứng được một đòi hỏi bảo đảm về mặt chính trị của các cộng đồng thiểu số.
Tuy nhiên, vào tối hôm qua, các phái đoàn thương thuyết họp tại Rangoon đã loan báo đạt được thỏa thuận ngừng bắn.

Theo ông Hla Maung Shwe, cố vấn đặc biệt thuộc Trung tâm vì Hòa Bình ở Miến Điện, một cơ chế được chính phủ Miến Điện lập ra để thúc đẩy tiến trình hòa bình, dự thảo hòa ước sẽ được hoàn chỉnh vào hôm nay và gởi đến lãnh đạo các phong trào nổi dậy để được phê chuẩn.

Văn kiện có thể sẽ được ký kết chính thức vào tháng Năm ở Naypydaw.
Tổng thống Miến Điện Thein Sein, đã không giấu thái độ vui mừng trước kết quả đạt được.

Ông đã cấp tốc đến Rangoon vào hôm nay để tiếp xúc với đại diện 16 lực lượng vũ trang, và hứa rằng : « Sau khi hòa ước được ký kết, cánh cửa đối thoại chính trị sẽ được mở rộng, mang lại cho những tác nhân hòa bình một chỗ đứng trong lịch sử Miến Điện ».

Điều cần ghi nhận là 16 lực lượng nổi dậy đàm phán hòa bình với chính quyền tập hợp nhiều sắc dân thiểu số khác nhau.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều phong trào đứng ngoài tiến trình hòa đàm, trong đó có lực lượng Kokang, cư trú gần biên giới Trung Quốc, hiện đang xung đột với quân đội chính phủ Miến Điện.



Switch mode views: