Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

HRW lên án nạn bóc lột công nhân may mặc tại Cam Bốt

cambodge 1er mai

Cảnh công nhân may mặc biểu tình nhân ngày lễ Lao động, đòi tăng lương tối thiểu/tháng từ 100$ lên 160$.
Ảnh chụp tại Phnom Penh 1/05/, 2014.REUTERS/Samrang Pring

Các hãng quần áo hàng đầu trên thế giới như Gap hay H&M cần phải nỗ lực chống lại tệ nạn bóc lột công nhân tại các xưởng may mặc làm việc cho họ ở Cam Bốt.

Trong một bản báo cáo công bố vào hôm nay, 12/03/2015, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, đã đưa ra lời kêu gọi như trên.

Trong bản phúc trình dày 140 trang, mang tựa đề « Làm việc nhanh hơn hoặc xéo đi : Nạn vi phạm quyền lao động trong ngành may mặc Cam Bốt », tổ chức nhân quyền trụ sở tại New York đã phân tích những kẽ hở trong một chương trình đặc biệt của Tổ chức Lao động Quốc tế đang áp dụng tại Cam Bốt.

Trên nguyên tắc, chương trình này được đề ra để bảo vệ quyền lợi của những người lao động, thế nhưng việc luồn lách đã tạo điều kiện cho những hiện tượng bóc lột công nhân một cách thậm tệ, trong sự thờ ơ của các tập đoàn quốc tế đã đặt may sản phẩm tại Cam Bốt.

Bên cạnh đó, thảm trạng của công nhân may mặc Cam Bốt còn đến từ sự thiếu sót của các quan chức chính quyền Cam Bốt trong việc thực thi pháp luật và các chuẩn mực lao động, một phần là do vấn đề tham nhũng.

Trong thời gian gần đây, hàng may mặc như đã trở thành lãnh vực sống còn cho kinh tế Cam Bốt.

Vào năm 2013, trị giá xuất khẩu hàng dệt may Cam Bốt lên đến 4, 96 tỷ đô la, chiếm ¾ xuất khẩu của nước này, một con số được ước tính đã tăng lên mức 5,7 tỷ đô la vào năm ngoái.
Ngành công nghiệp may mặc Cam Bốt sử dụng khoảng 700.000 lao động, trong đó 90% là phụ nữ.

Mặc dù Cam Bốt đã áp dụng một chương trình của Tổ chức Lao động Quốc tế mang tên Cơ xưởng Tốt hơn cho Cam Bốt (Better Factories Cambodia), Human Rights Watch vẫn ghi nhận sự tồn tại của các vi phạm nghiêm trọng như « bắt làm thêm giờ và trả đũa những ai không chịu làm thêm, hạn chế giờ nghỉ giải lao, không cho nghỉ ốm, sử dụng lao động trẻ em, cản trở hoạt động của các công đoàn độc lập… ».

Báo cáo đặc biệt ghi nhận sự lạm dụng các hợp đồng ngắn hạn, cho phép dễ dàng sa thải hay khống chế công nhân.

Hiện có khoảng 200 tập đoàn may mặc trên thế giới đặt may thông qua các công ty gia công tại Cam Bốt, nhưng vấn đề, theo Human Rights Watch, là nhiều hãng gia công lại không bị kiểm tra, dẫn đến tình trạng nhân công bị bóc lột, ngược đãi.

Trong tình hình đó, Human Rights Watch cho biết là đã liên lạc với 6 tập đoàn lớn, trong đó có Adidas, Gap, H&M để « thảo luận nghiêm túc về các nỗ lực của các tập đoàn này trong việc giải quyết các vấn đề nẩy sinh ».

Switch mode views: