Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thượng đỉnh BRICS : Các nước trỗi dậy khẳng định vị thế

Narendra Modi-tap


Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân lễ khai mạc Thượng đỉnh BRICS tại Fortaleza - AFP


Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6 của khối Brics kéo dài trong hai ngày khai mạc hôm nay, 15/07/2014, tại thành phố Fortaleza, đông bắc Brazil.

 Trong hội nghị này, Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi cố gắng đạt đồng thuận trong việc lập ra một ngân hàng phát triển và một số thỏa thuận khác nhằm khẳng định vị trí của khối năm nền kinh tế lớn đang trỗi dậy trên trường quốc tế.

Thách thức chủ yếu của hội nghị thượng đỉnh lần này của BRICS là lập ra một ngân hàng phát triển và một quỹ đầu tư.
 Tuy nhiên, hình hài của dự án này vẫn còn chưa thật rõ ràng.

 Theo nguồn tin của chính phủ Brazil, ngân hàng này có thể có một số vốn 50 tỷ đô la trong bảy năm tới.
Các quốc gia thành viên sẽ đóng góp vào quỹ một khoản tiền ngang nhau. Về phần mình, Nga nói đến số vốn đầu tiên 10 tỷ đô la.

Một bất đồng khác là thành phố được chọn làm trụ sở của định chế tài chính tương lai của BRICS.

 Một nhân vật thân cận với Tổng thống Nga bảo đảm rằng trụ sở sẽ được đặt tại Thượng Hải.
 Tuy nhiên, thông tin này bị Nam Phi bác bỏ. Thành viên thứ năm của BRICS muốn trụ sở ngân hàng được đặt tại Johannesbourg.

Về phần mình, New Delhi khẳng định chọn Ấn Độ làm nơi đặt trụ sở là hợp lý hơn cả, bởi Ấn Độ có nhiều lợi thế, như « tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức », « kỹ năng quản trị rất tốt », cũng như « về mặt địa lý, Ấn Độ nằm ở vị trí trung tâm của 5 nước thành viên » (Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Nirmala Sitharaman).

Quỹ đầu tư của BRICS dự kiến sẽ có số vốn lên đến 100 tỷ đô la, trong đó 41 tỷ do Trung Quốc đóng góp, Nga, Brazil và Ấn Độ mỗi nước góp 18 tỷ, Nam Phi 5 tỷ.
Quỹ này hy vọng mang lại an ninh tài chính cho BRICS trong trường hợp khủng hoảng tài chính, mà không cần phải nhờ cậy đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới.

Với hai định chế tài chính này, BRICS – chiếm hơn 40% dân số thế giới và 1/5 GDP toàn cầu - muốn khẳng định vị thế của mình trước thế độc quyền của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, chịu sự chi phối của các cường quốc Phương Tây.

Tổng thống Brazil khẳng định chắc chắn ngân hàng và quỹ đầu tư của BRICS sẽ ra đời trong dịp thượng đỉnh này.
Lãnh đạo nhiều quốc gia Nam Mỹ cũng được mời tham gia thượng đỉnh BRICS.


Switch mode views: