Châu Âu cũng dọ thám không thua gì Mỹ
- Thứ Bảy, 02 tháng Mười Một năm 2013 18:45
- Tác Giả: Thụy My
Cơ quan tình báo Pháp DGSE hiện do ông Bernard Bajolet (phải) đứng đầu - AFP
Theo tờ báo The Guardian của Anh số ra ngày hôm nay 02/12/2013, các cơ quan tình báo Tây Âu cũng phối hợp làm việc trong một chương trình giám sát internet và điện thoại có quy mô tương đương với Hoa Kỳ.
Dựa trên các tài liệu mật do cựu nhân viên Edward Snowden của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) cung cấp, nhật báo The Guardian cho biết, châu Âu thu thập các dữ liệu được chuyển qua cáp quang hay bí mật hợp tác với các công ty viễn thông tư nhân.
Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Hà Lan nằm trong số các nước mà cơ quan tình báo triển khai các phương pháp trên khi hợp tác với các cơ quan khác như tình báo Anh GCHQ.
Thông tin do tờ báo Anh đưa ra gây bối rối cho Đức và Pháp, hai nước vừa tỏ thái độ giận dữ trước việc NSA nghe lén trên diện rộng tại châu Âu.
Đức và Brazil hôm qua đã trình một dự thảo nghị quyết lên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, yêu cầu chấm dứt việc giám sát điện tử quá trớn và việc vi phạm trắng trợn cuộc sống riêng tư.
Dư luận Đức đặc biệt bị sốc khi biết điện thoại di động của Thủ tướng Angela Merkel cũng bị Mỹ nghe lén.
Các tài liệu của GCHQ do Edward Snowden tiết lộ cho thấy tình báo Anh tự hào là đã tư vấn cho các đồng nghiệp châu Âu những cách tốt nhất để tránh né luật pháp sở tại nhằm hạn chế khả năng giám sát.
Dẫn một báo cáo của GCHQ năm 2008, The Guardian cho biết gián điệp Anh quốc đặc biệt ấn tượng trước BND (tình báo liên bang Đức) vì có “tiềm năng kỹ thuật khổng lồ và xâm nhập được vào trung tâm internet”.
Cơ quan tình báo Anh cũng ca ngợi DGSE (tình báo Pháp), nhất là quan hệ của cơ quan này với một công ty viễn thông không được nêu tên, một quan hệ mà GCHQ hy vọng sẽ lợi dụng được.
Những phân tích tương tự về Tây Ban Nha, Thụy Điển hay Hà Lan cũng được đưa ra.
CNI (Trung tâm tình báo quốc gia Tây Ban Nha) được khen về quan hệ với một công ty viễn thông Anh, FRA của Thụy Điển thì có lợi thế nhờ một luật thông qua năm 2008 mở rộng quyền giám sát.
Chỉ có Ý không làm tình báo Anh hài lòng, vì sự dẫm chân giữa nhiều cơ quan và quá nhiều luật hạn chế hoạt động tình báo.
Tin mới
- Máy ép xác người ra nước - 05/11/2013 17:49
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 04-11-2013 - 04/11/2013 21:19
- Máy bay không người lái hạ sát thủ lĩnh Taliban ở Pakistan - 04/11/2013 05:59
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 03-11-2013 - 04/11/2013 00:35
- Hai đặc phái viên RFI tại Mali đã bị ‘sát hại’ một cách tàn nhẫn - 04/11/2013 00:19
- Phủ Tổng thống Pháp họp khẩn về vụ hai nhà báo RFI bị sát hại tại Mali - 03/11/2013 23:29
- Nổ súng chết người ở sân bay Los Angeles - 02/11/2013 20:08
- Dân Việt tìm đường sang Angola làm giàu - 02/11/2013 19:53
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 02-11-2013 - 02/11/2013 19:38
- Vũ khí hóa học Syria có thể được hủy ở nước ngoài - 02/11/2013 19:01
Các tin khác
- Nhà ở dùng năng lượng mặt trời: Thử thách cho các kiến trúc sư trẻ thế giới - 02/11/2013 18:37
- Hai phóng viên của RFI bị bắt cóc tại Mali - 02/11/2013 18:29
- Nhật Bản tập trận trong lúc quan hệ căng thẳng với Trung Quốc - 02/11/2013 18:15
- Israel oanh tạc căn cứ quân sự của Syria - 01/11/2013 20:06
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 01-11-2013 - 01/11/2013 19:28
- Bắc Kinh tố cáo Tokyo có hành động "khiêu khích nguy hiểm" trên biển - 01/11/2013 16:07
- Đức công nhận giới tính thứ ba - 31/10/2013 20:42
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 31-10-2013 - 31/10/2013 20:17
- Đài Loan phô diễn phi cơ săn tàu ngầm tầm xa đầu tiên - 31/10/2013 20:01
- Cam Bốt: Nuon Chea xin tha tội ác diệt chủng - 31/10/2013 19:46