Cúp bóng đá thế giới : Khi chính trị tràn vào sân cỏ
- Thứ Hai, 25 tháng Sáu năm 2018 16:38
- Tác Giả: RFI
Ảnh minh họa: Sân vận động Mordovia Arena, Saransk, Nga, ngày 25/06/2018.
REUTERS/Matthew Childs
Được truyền thông chú ý khai thác nhiều hơn hẳn bất kỳ sự kiện nào khác, Cúp bóng đá thế giới là nơi để các đội bóng tham dự không chỉ thể hiện trình độ chuyên môn mà còn cả tinh thần tự hào dân tộc.
Sân cỏ của ngày hội bóng đá thế giới đã nhiều lần trong lịch sử phải chịu sự xâm nhập của chính trị.
Tại World Cup 2018, hai cầu thủ gốc Kosovo góp công lớn giúp Thụy Sĩ đánh bại đội tuyển Serbia (2-1) hôm 22/06.
Đó là Granit Xhaka, sinh ra tại Thụy Sĩ trong một gia đình người Kosovo và Xherdan Shaqiri, thì sinh tại Kososvo một tỉnh cũ của Serbia có đa số dân gốc Albani, vẫn luôn đấu tranh đòi quy chế độc lập nhưng Serbia không bao giờ chấp nhận.
Trong trận trên hai cầu thủ gốc Kosovo đã ăn mừng chiến thắng bằng điệu bộ giang hai tay mô phỏng biểu tượng con đại bàng trên quốc kỳ Albani.
Hành động này đã được truyền thông chú ý đặc biệt và suy diễn theo hướng chính trị.
Báo chí Serbia sau trận đấu đã phản ứng, coi hành động ăn mừng chiến thắng của hai cầu thủ Thụy Sĩ người gốc Kosovo là một sự « khiêu khích đáng xấu hổ ».
FIFA, trên nguyên tắc cấm mọi biểu hiện mang thông điệp chính trị trong các trận thi đấu tại Cúp thế giới, sau đó một ngày đã thông báo xem xét thủ tục kỷ luật với hai cầu thủ trên mặc dù huấn luyện đội tuyển Thụy Sĩ, Vladimir Petkovic, người gốc Sarajevo ( Bosnia-Herzegovina) đã khẳng định, « không nên lẫn lộn chính trị và bóng đá.
Rõ ràng đó là cảm xúc bộc phát. Tất cả chúng ta trên sân cỏ và ở ngoài, đều phải tránh xa chính trị trong bóng đá để tập trung vào môn thể thao quy tụ đông đảo mọi người này ».
Tuy nhiên, thể thao, nhất là bóng đá, với sức hấp dẫn và phổ cập rộng rãi trong xã hội đã nhanh chóng trở thành đấu trường cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính trị.
Cho dù FIFA cô gắng kêu gọi phi chính trị hóa bóng đá nhưng chính phủ các nước vô tình hay cố ý vẫn cứ sử dụng bóng đá như một công cụ chính trị.
Nhìn lại lịch sử Cúp bóng đá thế giới từ khi ra đời 1930 đến World Cup 2018, không mấy khi ngày hội bóng đá thế giới thoát khỏi sự lợi dụng chính trị, dưới hình thức này hay hình thức khác.
Cúp thế giới 1934 với chiến thắng của đội tuyển Ý trên sân nhà. Đó là một chiến thắng được Benito Mussolinia mong đợi để chứng tỏ sức mạnh chủ nghĩa phát-xít Ý.
Tuyển Ý trở thành nhà vô địch đã trở thành một cơ hội vàng để chính quyền Mussolini tận dụng triệt để tuyên truyền cho chủ nghĩa phát xít Y.
Cúp thế giới 1978 được tổ chức tại Achentina đang trong chế độ độc tài. Đó là một chế độ đã khiến cho 30 nghìn người mất tích, 15 nghìn người bị hành quyết và 1,5 triệu người dân phải sống lưu vong trong khoảng từ 1976 – 1983.
Đội tuyển Achentina đăng quang vô địch khi đó là yếu tố « không thể thiếu » giúpngười dân quên đi những bạo tàn hàng ngày.
Không ít các ngôi sao bóng đá thời bấy giờ, trong đó có danh thủ Hà Lan Johann Cruyff đã tẩy chay để phản đối chế độ quân sự Achentina.
Một sự kiện nữa liên quan đến Achentina. World Cup 1986 diễn ra tại Mêhicô.
Khi đó cuộc chiến tranh giành quần đảo Malvinas giữa Achentina và Anh đã thế thúc được 4 năm với phần thắng nghiêng về chính phủ của thủ tướng Margaret Thatcher.
Người Achentina vẫn ôm hận và họ muốn dùng bóng đá làm vũ khí phục thù người Anh.
Trong lịch sử Cúp thế giới, chắc không mấy ai quên được cú ghi bàn của Maradona bằng « bàn tay của chúa », loại đội Anh khỏi sân chơi thế giới.
Người hùng Maradona sau đó đã thú nhận anh đã dùng tay chơi bóng chỉ vì muốn Achentina phải thắng Anh bằng mọi giá.
Theo Maradona, vấn để không phải là một trận thắng mà đó là trận loại người Anh.
Đôi khi chính trị còn tràn trực tiếp xuống sân bóng, ngay giữa trận đấu. Đó là trường hợp của Quốc vương Koweit, Fahid Al-Ahmad, trong trận Koweit gặp Pháp tại World Cup Tây Ban Nha 1982.
Ông không giữ được bình tĩnh đã rời khán đài xuống tận sân cỏ để phản đối bàn thắng của cầu thủ Pháp Alain Giresse.
Quốc vương xứ dầu mỏ lệnh cho các cầu thủ Koweit rời sân. Sau đó trọng tài không hiểu đã bị sức ép thế nào đã phải hủy bàn thắng của đội Pháp.
Cúp thế giới thời chiến tranh lạnh
Thời kỳ chiến tranh lạnh cũng đã để lại nhiều dấu ấn can thiệp của chính trị vào bóng đá.
World Cup 1950 tại Brazil, hàng loạt các nước Xã hội chủ nghĩa theo Liên Xô như Bulgari, Hungary, Ba Lan, Rumani, Tiệp Khắc đã tẩy chay giải đấu. World Cup 1966 tại Anh.
Tuyển Bắc Triều Tiên tham dự, nhưng nước chủ nhà không muốn công nhận chế độ Bình Nhưỡng ban đầu đã từ chối kéo cờ Bắc Triều Tiên, tuy nhiên sau đó đã phải rút lại quyết định.
Năm 1974, nước Đức còn bị chia cắt 2 miền Đông – Tây, Cúp thế giới được tổ chức tại Cộng Hòa Liên Bang Đức.
Đội tuyển Cộng Hòa Dân Chủ Đức đã có một chiến thắng 1-0 trước đội chủ nhà.
Một chiến thắng tối thiểu ở vòng bảng thôi nhưng đã làm nức lòng người hâm mộ không chỉ người Đông Đức mà còn được đón mừng như một thắng lợi chung của cả khối Xã hội chủ nghĩa.
Nhưng giải năm đó, Tây Đức đăng quang ngôi vô địch.
Gần đây hơn là Cúp thế giới tổ chức tại Pháp 1998.
Trận cầu giữa đội tuyển Mỹ và Iran được cho là trận cầu hứa hẹn những căng thẳng vì hai nước đang ở giữa cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn.
Kết quả Iran giành chiến thắng 2-1, nhưng cả thế giới được chứng kiến cầu thủ cũng như cổ động viên của hai đội đã có những hành vi cử chỉ hữu nghị với nhau đến bất ngờ. Thế nhưng điều đó cũng chẳng cải thiện được gì trong quan hệ Mỹ-Iran.
Mỗi kỳ Cúp bóng đá thế giới diễn ra đều có những căng thẳng chính trị, những hy vọng, thất vọng và niềm hân hoan của người chiến thắng.
World Cup 2018 lần này, nước chủ nhà và Anh Quốc đang trong khủng hoảng ngoại giao sau vụ đầu độc cựu điệp viên Nga tại Luân Đôn.
Không một thành viên Hoàng gia và chính phủ Anh tới Nga cổ vũ cho đội nhà.
Chính quyền Anh còn cảnh báo các cổ động viên nhà cảnh giác khi tới Nga.
Sau khi tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và tái lập các trừng phạt với nước này.
Nhà sản xuất thiết bị thể thao Nike đã quyết định ngừng cung cấp giầy cho các cầu thủ Iran.
Chủ tịch FIFA nhiều lần tuyên bố, Cúp bóng đá thế giới không phải là một sự kiện chính trị, nhưng đó vẫn là một trong những sân chơi chính trị cho các quốc gia.
Tin mới
- Thế giới sẽ ra sao nếu không còn loài ong ? - 27/06/2018 16:13
- Tập trận hải quân RIMPAC 2018: Không có tàu Việt Nam tham dự - 27/06/2018 16:00
- Cháy rừng lớn ở Bắc California, hàng ngàn người di tản - 26/06/2018 19:02
- Liên Hiệp Quốc: Chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ đang gia tăng - 26/06/2018 18:52
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 27-06-2018 - 26/06/2018 16:17
- Lãnh đạo Lầu Năm Góc đến Bắc Kinh vào lúc Mỹ-Trung nhiều căng thẳng - 26/06/2018 16:05
- Tổng thống Pháp lần đầu tiên hội kiến Đức giáo hoàng Phanxicô - 26/06/2018 13:50
- Ý muốn lập trung tâm di dân ở châu Phi - 26/06/2018 13:39
- Trung Quốc bỏ cấm vận thịt bò Pháp - 25/06/2018 17:28
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 25-06-2018 - 25/06/2018 17:19
Các tin khác
- Bình Nhưỡng không tố cáo Mỹ nhân kỷ niệm Chiến Tranh Triều Tiên - 25/06/2018 16:18
- World Cup 2018: Công nghệ Vidéo VAR đem lại công bằng cho bóng đá - 24/06/2018 23:11
- Kitô hữu có nên tham gia biểu tình công khai không?" - 23/06/2018 21:41
- Báo Anh: Biển Đông đã trở thành ao nhà của Trung Quốc - 23/06/2018 20:18
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 23-06-2018 - 23/06/2018 18:22
- World Cup 2018 : Mèo tiên tri Achille được đối đãi như thế nào ? - 23/06/2018 14:47
- Mỹ thông báo ngừng "vô thời hạn" tập trận với Hàn Quốc - 23/06/2018 14:25
- Tướng Lương Xuân Việt chính thức được gắn lon Thiếu Tướng - 22/06/2018 23:41
- Bác sĩ gốc Việt ở San Jose bị bắn chết ngay trước nhà - 22/06/2018 22:51
- Hoa Đông : « Ngư dân » Trung Quốc dùng vũ khí laser tấn công phi công Mỹ - 22/06/2018 22:34
Bài Mới Đăng
Error: No articles to display