Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 11-03-2013
- Thứ Hai, 11 tháng Ba năm 2013 17:17
- Tác Giả: Lê Phước
Chính quyền Bình Nhưỡng tiếp tục thách thức Hàn Quốc
Ảnh do thông tấn xã Triều Tiên phát đi ngày 11/3/2013 cho thấy binh sĩ Bắc Triều Tiên tập luyện đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến tranh.
REUTERS/KCNA
Quyết định trừng phạt Bắc Triều Tiên của Liên Hợp Quốc duwofng như đang làm tăng tốc leo thang quân sự trên bán đảo Triều Tiên.
Cũng trong làn sóng phản đối lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc về vụ thử hạt nhân vừ qua của Bắc Triều Tiên, báo Le Monde có bài viết chạy tựa : « Chính quyền Bình Nhưỡng thách thức Hàn Quốc. »
Hai tuần sau khi đắc cử tổng thống, bà Park Geun-Hye phải đối diện với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng với nước láng giềng Bắc Triều Tiên.
Khi tranh cử, bà đã hứa sẽ bảo đảm an ninh quốc gia và mở rộng đối thoại nhằm giải quyuết những căng thẳng về vấn đề hạt nhân với Bắc Triều Tiên, đặc biệt là không hề nhân nhượng đối với hành vi được cho là « gây hấn » của quốc gia láng giềng.
Theo lời phát ngôn viên bộ quốc phòng Hàn Quốc : « Nếu Bắc Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân để tấn công Hàn Quốc, nhân loại, mà trong đó có Hàn Quốc sẽ xóa sổ chế độ Kim Jong-Un ra khỏi thế giới ».
Với đại đa số phiếu thuận, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua những biện pháp mới trừng phạt Bắc Triều Tiên hồi thứ năm vừa qua, trong đó đáng ngạc nhiên là có lá phiếu của Trung Quốc, đồng minh của Bắc Triều Tiên từ bấy lâu nay.
Điều khoản này buộc các quốc gia thành viên kiểm soát các hoạt động có thể liên quan đến chương trình hạt nhân và phát triển tên lửa của Bắc Triều Tiên.
Tuy ủng hộ quyết định chung, nhưng Trung Quốc vẫn cố giữ hòa khí bằng cách kêu gọi « các bên có liên quan nên bình tĩnh » để giải quyết vụ việc.
Trên một số các tờ báo ngoại quốc, một số chuyên gia được cho là theo trường phái « tự do » của Trung Quốc lo ngại khả năng Bắc Triều Tiên sẽ đột nhiên quay lại chống Trung Quốc và xích lại gần Mỹ.
Họ kêu gọi Bắc Kinh nên « buông tay » đối Bình Nhưỡng. Trên tờ The Financial Times, một quan chức Trung Quốc cho rằng « Đây có thể là cơ hội tốt để hai nước Trung Quốc và Bắc Triều Tiên xem xét lại mối quan đệ đồng mới với chế độ nhà họ Kim ».
Theo thông tin ngày 9-3 của cơ quan thông tấn BắcTriều Tiên, bộ trưởng bộ Quốc phòng nước này cho nghị quyết của Hội đồng Bảo an là một « bằng chứng hiển nhiên » cho thấy Liên Hiệp Quốc bị Hoa Kỳ « thao túng » bởi vì mục tiêu duy nhất là « làm sụp đổ chế độ Bình Nhưỡng bằng cách giải trừ vũ khí và bao vây kinh tế ».
Thứ năm vừa rồi, Bình Nhưỡng cáo buộc Hoa kỳ đã làm đủ mọi cách để « gây ra một cuộc chiến hạt nhân hủy diệt Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên ».
Bình Nhưỡng còn hô hào rằng sẽ « tiếp tục quyền sử dụng hạt nhân » để đáp trả Hoa K ỳ và Hàn Quốc.
Sau khi Hội đồng Bảo an công bố lệnh trừng phạt, Triều Tiên tuyên bố sẽ hủy bỏ hiệp định bất tương xâm với Hàn Quốc được ký kết vào năm 1991 để đáp trả cuộc tập trận chung của Mỹ và Hàn Quốc mà Bình Nhưỡng coi là hành động khiêu khích và xâm lược. Do đó, từ ngày 11/3, Triều Tiên sẽ cắt đứt đường dây nóng Bắc-Nam tại Bàn Môn Điếm.
Thứ sáu, ngày 8/03/2013 vừa qua, trong bài diễn văn, Nhà Trắng đánh giá thái độ đe dọa của Bắc Triều Tiên không nhằm giải quyết tình hình : « Chúng tôi đã liên tục kêu gọi Bắc Triều Tiên cải thiện mối quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt là với Hàn Quốc ».
Các nhà chuyên gia nghi ngờ khả năng Bắc Triều Tiên sử dụng tên lửa xuyên lục địa có mang đầu đạn hạt nhân của để tấn công Hoa Kỳ. Tuy thế, mối quan ngại vẫn hiện hữu.
Trên báo New York Times, người phụ trách hồ sơ Bắc Triều Tiên cho rằng tuyên bố của Bình Nhường đã đạt mức độ « tiêu cực » mà ông chưa bao giờ thấy.
Tổng thống Hàn Quốc nhận xét hành vi của Bình Nhưỡng là hình thức « tự tiêu diệt mình » bởi vì quốc gia nổi tiếng khép kín nhất hành tinh này chỉ lo củng cố quân đội trong khi dân chúng lại đang chịu cảnh đói nghèo.
Trung Quốc tái cơ cấu bộ máy hành chính
Nhìn về Trung Quốc, Le Figaro đăng bài : « Trung Quốc : cơ cấu lại bộ máy hành chính ». Hệ thống hành chính của Trung Quốc từ nay phải chịu một sự thay đổi lớn.
Chủ nhật vừa rồi, Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ giảm số lượng bộ, ngành. Đây được cho là sự cải tổ lớn nhất của bộ máy nhà nước từ năm 1998. Đây chính là dịp để « cải thiện hiệu quả làm việc » của bộ máy.
Tuy nhiên, tờ báo nhận định, động cơ của chính sách trên rất mang tính chính trị. Đây cũng có thể là cơ hội mà nạn tham nhũng có thể dâng cao và hoàn toàn đi ngược với công cuộc cải cách. Một quan chức Trung Quốc bức xúc: « Một số ngành có nhiều quyền lực hơn mà lẽ ra quyền lực này không nên giao cho họ ».
Điển hình là bộ Đường sắt sẽ được phân đôi thành bộ phận thương mại và hành chính, dưới sự điều hành của bộ Giao thông. Bộ này sử dụng 2 triệu nhân viên và một số công an, cũng như các chuyên gia về luật pháp.
Ngân sách chi tiêu cho năm ngoái chỉ hơi thấp hơn bộ Quốc phòng một ít và đã thâm hụt đến 400 tỉ đô la (307 tỉ euros).
Tháng 2 năm 2011 vừa qua, bộ trưởng bộ này đã bị buộc tội tham nhũng.
Một mục tiêu khác được nhắm đến là Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, chịu trách nhiệm trong việc áp dụng chính sách một con.
Tổ chức này đã bị một số tai tiếng như nạn tham nhũng, những phương pháp tàn nhẫn hay hiện tượng nạo phá thai bắt buộc. Từ nay, Ủy ban này sẽ được sáp nhập với bộ Y Tế. Vài giới quan sát nhận định rằng sự suy yếu của Ủy ban này có thể tạo điều kiện để xem xét lại luật một con tại Trung Quốc vốn bị các nhà dân số học lên án từ trước đến nay.
Hai tổ chức quản lý lương thực và dược phẩm cũng sẽ được sát nhập làm một để chống lại nạn thiếu an toàn thực phẩm.
Trung Quốc : Người dân tiếp tục phẫn nộ và biểu tình
Cũng tại Trung Quốc, Libération có bài: « Trung Quốc : người dân tiếp tục phẫn nộ và biểu tình ».
Suốt năm qua, hàng chục nghìn dân Trung Quốc đổ về Bắc Kinh với biểu ngữ trên tay biểu tình chống bất công và tham nhũng với hi vọng lời thỉnh cầu của họ sẽ được nghe thấy.
Bất chấp sự đàn áp và cưỡng chế, số lượng này ngày càng đông đảo hơn.
Họ tụ tập theo từng nhóm chừng 30 người, được trang bị đầy các túi xách chứa biểu ngữ được in hay viết tay.
Một người biểu tình lên tiếng: « Chúng tôi chẳng có gì để mất, chúng tôi không sợ chết ».
Phần đông người biểu tình là nông dân từ các tỉnh xa xôi đổ về, có cả nhân viên nhà nước và thỉnh thoảng có cả quân nhân và công an.
Ai Cập : Tiếp tục bất ổn
Liên quan đến tình hình Ai Cập, Le Figaro có bài viết mang tựa « Phán quyết Port-Saïd làm gia tăng căng thẳng ».
Phán quyết về thảm kịch của trận bóng tại Port-Saïd được chờ đợi với nhiều mối lo ngại.
Thứ Bảy vừa qua, tòa án Ai Cập đã đưa ra phán quyết cuối cùng. Tòa tuyên 21 án tử hình, 24 án tù và 5 án chung thân. Phần đông số người bị kết án là các cổ động viên của đội chủ nhà, trong khi đó thì 5 nhân viên cảnh sát được tha bổng.
Sau phán quyết ấy, dân chúng vô cùng phẫn nộ. Ở thành phố Port-Saïd, hàng trăm người biểu tình ngăn chặn tạm thời giao thông đường sắt trong khi những người phản đối khác đã đốt lốp xe và giăng một biểu ngữ đòi « độc lập » cho phố cảng này.
Tại Cairo, nhiều người đã phóng hóa một câu lạc bộ của cảnh sát và đốt trụ sở Liên đoàn bóng đá Ai Cập. Giao thông giữa hai thành phố Cairo và Alexendria đã tạm thời bị gián đoạn.
Fukushima : Thế giới sợ nhưng vẫn tiếp tục năng lượng hạt nhân
Ngày này cách đây 2 năm, thảm họa nhân Fukushima đã xảy đến. Báo chí Pháp hôm nay dành ưu tiên cho sự kiện này với nhận định chung : Người ta tưởng rằng, thảm họa Fukushima đã gióng lên hồi chuông báo tử cho ngành hạt nhân thế giới, thế nhưng, hai năm đã trôi qua, năng lượng hạt nhân vẫn chiếm ưu thế trên thế giới, các nước thì vẫn còn do dự trong quyết định tiếp tục hay từ bỏ hạt nhân.
Nhật báo Libération đăng tít lớn trên trang nhất « Ngành hạt nhân vẫn bám trụ ». Tờ báo cho biết, hai năm sau thảm họa Fukushima, năng lượng hạt nhân vẫn chiếm ưu thế trên thế giới. Tờ báo điểm qua tình hình của một số đại gia hạt nhân.
Đến với Nhật Bản, tờ báo cho biết, thủ tướng Shinzo Abe đã phá vỡ lộ trình từ bỏ hạt nhân vào năm 2040 của chính phủ tiền nhiệm. Ông Abe đang tăng cường quá trình kiểm tra an ninh ở các nhà máy hạt nhân để có thể đưa các nhà máy trở lại vận hành sớm nhất.
Nguyên nhân, theo tờ báo, là ông Abe muốn giảm thiểu sự lệ thuộc vào khí đốt nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á và dầu hỏa nhập từ Trung Đông.
Những lượng nhập khẩu này tiêu tốn đến 30 tỷ đô la của Nhật Bản. Tờ báo cũng nhắc nhở : trong số hơn 50 lò phản ứng hạt nhân tại Nhật Bản, có đến 19 lò có tuổi quá 30 năm.
Tại Hoa K ỳ, chính phủ Obama đã khẳng định quyết tâm tiếp tục hạt nhân. Libération cho biết, Hoa Kỳ hiện vẫn là nước sản xuất năng lượng hạt nhân lớn nhất với hơn 130 lò phản ứng, thế nhưng các lò này đã quá cũ kỹ và thiếu nguồn đầu tư.
Đối với Trung Quốc, Libération cho biết, sau thảm họa Fukushima, nước này đã bắt đầu sợ hãi và quyết định triển hạn việc xây dựng và tiến hành kiểm tra độ an toàn ở các khu đang xây dựng.
Chính phủ nước này cho biết, độ an toàn của các nhà máy đang hoạt động và đang xây dựng tại Trung Quốc chỉ có thể đạt chuẩn quốc tế vào năm 2020.
Ước tính, từ đây đến năm 2015, chính phủ phải chi đến 10 tỷ euro cho công tác an toàn hạt nhân.
Bàn về nước Đức, Libération nhắc lại, sau sự cố Fukushima, chính phủ Đức đã quyết định cho dừng hoạt động 8 nhà máy hạt nhân cũ nhất và đặt mục tiêu sẽ tăng cường năng lượng xanh lên mức 80% nhu cầu năng lượng của Đức, trong khi hiện tại con số này chỉ có 23%. Tuy vậy, tờ báo nêu ra hàng loạt khó khăn và nhất là chi phí cho việc thoát khỏi hạt nhân của Đức là quá cao.
Tại Anh, các lò hạt nhân đã quá cũ kỉ và trên nguyên tắc sẽ đến hạn dừng hoạt động vào năm 2023.
Chính phủ Anh vào năm 2010 đã quyết định xây thêm 8 nhà máy mới. Libération cho biết, thảm họa Fukushima đã không làm Anh thay đổi quyết định này.
Liên quan đến nước Pháp, Libération cho hay, nước này vẫn tiếp tục theo đuổi hạt nhân. Tuy nhiên, chính phủ Hollande đã đặt mục tiêu sẽ giảm tỷ trọng năng lượng hạt nhân ở nước này từ 75% trong hiện tại xuống còn 50% vào năm 2025.
Trọng tâm hạt nhân dịch chuyển về Châu Á
Cũng bàn về hạt nhân, Libération đăng bài phỏng vấn nhà kinh tế học Dominique Finon thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp (CNRS). Chuyên gia Finon nhận định, thảm họa Fukushima chỉ khiến cho sự phát triển hạt nhân trên thế giới tạm thời chựng lại chứ không khiến nó mất đi bởi các nước sẽ tiếp tục theo đuổi hạt nhân.
Một điểm đáng chú ý đó là, chuyên gia này cho rằng, các nước Châu Á đang lao vào phát triển hạt nhân, và vì thế trọng tâm hạt nhân thế giới đang hướng về Châu Á.
Nhìn riêng về Nhật Bản, nhật báo Les Echos đăng bài : « Tâm lý căng thẳng nhiều hơn nguy cơ ung thư ». Tờ báo cho biết, sau hai năm điều tra, vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố kết quả về ảnh hưởng của chất phóng xạ đối với sức khỏe người dân trong khu vực thảm họa Fukushima.
Kết quả cho thấy, chỉ trong những vùng trực tiếp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của chất phóng xạ, tức những nơi mà trong những ngày đầu của thảm họa, cư dân phải chịu một mức phóng xạ từ 12 đến 25 mSv, thì các nguy cơ ung thư mới gia tăng.
Con số cụ thế đối với nguy cơ ung thư máu đối với bé trai và ung thư vú đối với bé gái trong giai đoạn nằm nôi cũng chỉ tăng có 7%.
Tuy vậy, tâm lý của người dân thì căng thẳng cao độ. Theo nghiên cứu của Trường đại học Y dược Fukushima, trong tổng số 67 500 cư dân trong khu vực được hỏi, có đến 15% mắc chứng stress nặng về nguy cơ phóng xạ. Trong khí đó trước thảm họa Fukusgima, con số này chỉ có 3%.
Việc khắc phụ hậu quả hạt nhân còn chậm trễ
Bàn về việc khắc phục hậu quả Fukushima tại Nhật Bản, Les Echos đăng bài : « Vết nứt Fukushima », L’Humanité chạy tựa : « Hai năm sau Fukushima », La Croix thì dành trang nhất đăng tít : «Nhưng vết thương Fukushima ».
Cả ba tờ báo đều có chung nhận định, là hai năm đã trôi qua, nhưng những vết thương tại Fukushima vẫn còn chưa khỏi, công tác khắc phục hậu quả trên thực địa diễn ra chậm chạp dù rằng chính phủ chi những khoản tiền khổng lồ cho công tác này. Bên cạnh đó, tâm lý chống hạt nhân tại Nhật Bản vẫn không hề giảm.
Tối mai ( 12/3) sẽ bỏ phiếu bầu giáo hoàng mới
Thông tin về việc các hồng ý tề tựu tại Vatican để bầu chọn ra người kế nhiệm đức giáo hoàng Benedicto XVI, nhật báo Công Giáo La Croix dành nhiều bài cho sự kiện này.
Trước tiên, tờ báo cho hay, ngày chính thức diễn ra mật nghị hồng y bầu giáo hoàng mới đã được ấn định vào chiều tối ngày mai, thứ ba ngày 12/3/2013.
Tờ báo nhận định, chọn ngày nhanh như thế cho thấy các hồng y muốn sự việc tiến triển nhanh.
Tờ báo dẫn lời một hồng y cho biết : Một cuộc bầu chọn quá dài sẽ tạo ra cảm giác là các hồng y chia rẽ và sẽ làm phương hại đến hình ảnh Công Giáo.
Tờ báo nhắc lại, từ năm 1914 đến nay, không có một mật nghị hồng y nào kéo dài quá 3 ngày.
Khi bầu đức giáo hoàng Benedicto XV cần đến 10 đợt bỏ phiếu, đức Giáo hoàng Pie XII chỉ có ba đợt bỏ phiếu, rồi đức Giáo hoàng Jean XXIII là 12 đợt bỏ phiếu (trong ba ngày), còn đức Giáo hoàng Paul VI là 6 đợt bỏ phiếu. Khi bầu đức Giáo hoàng Jean-Paul II, người tiền nhiệm của đức Giáo hoàng Benedicto XVI, đã diễn ra 8 đợt bỏ phiếu, còn khi bầu đức Ggiáo hoàng Benedicto XVI hồi năm 2005 chỉ diễn ra có 4 đợt bỏ phiếu.
Bên cạnh các nhận định trên, La Croix còn đăng tóm tắt về 6 vị Hồng y còn lại trên danh sách ứng viên giáo hoàng sẽ được bầu chọn trong mật nghị hồng y sắp tới.
Hoa Kỳ : Công ăn việc làm cải thiện nhanh
Mỗi hơi thở của nền kinh tế Mỹ đều được cả thế giới quan tâm. Hôm nay, Les Echos đăng một tin vui về đệ nhất cường quốc kinh tế thế giới này với dòng tựa đáng chú ý : « Các tập đoàn Hoa K ỳ thách thức khắc khổ khi tạo ra hàng loạt việc làm ».
Tờ báo cho biết, theo số liệu công bố vừa qua tại Hoa K ỳ, chỉ trong tháng 2 rồi, nền kinh tế nước này đã tạo ra 236 000 việc làm mới, trong khi con số các nhà kinh tế dự phóng chỉ là 160 000 việc làm/tháng.
Một nhà kinh tế hoang hỉ : « Con số này bằng với những năm 1990, tức trước xa thời gian bắt đầu khủng hoảng ». Con số việc làm trên càng có giá trị khi mà cũng trong tháng 2 rồi, các địa phương đã hủy đến 10 000 việc làm.
Tờ báo nhắc lại, hồi đầu năm, người ta vẫn lo ngại việc làm sẽ suy giảm vì việc tăng thuế của chính phủ. Thế nhưng, theo giới chuyên gia, lương bình quân đã tăng nhanh hơn lạm phát vì thế đã bù được việc tăng thuế.
Thêm vào đó là việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED)-tức ngân hàng trung ương Mỹ, đã tiếp tục giữ lãi suất cho vay ở mức thấp nhất để kích thích tăng trưởng và mỗi tháng mua lại đến 85 tỷ trái phiếu, từ đó tạo nhiều động lực cho các nhà đầu tư.
Pháp : Thịt ngựa làm điêu đứng thị trường
Đến với nước Pháp, nhật báo kinh tế Les Echos đăng bài đáng chú ý với hàng tựa : «Thịt ngựa : Ngành công nghiệp đang bị áp lực ». Tờ báo cho biết, theo thống kê, tại Pháp trong giai đoạn từ 11 đến ngày 24/02/2013, lượng thực phẩm đông lạnh làm từ thịt bò đã giảm đi phân nửa so với năm ngoái.
Nếu tính trên tổng thể thực phẩm làm từ thịt bò cả đông lạnh lẫn thực phẩm tươi, thì thiệt hại trong thời gian nói trên lên đến 3,3 triệu euro.
Như vậy, người Pháp đã bắt đầu xa lánh thịt bò sau vụ xì căn đan vừa qua.
Thăm dò cho biết, có đến 61% người tiêu dùng tại Pháp cho biết quan ngại về vù xì căn đan thịt ngựa giả bò, 39% người mua thực phẩm bò đông lạnh cho biết sẽ không mua nữa.
Các món bò đông lạnh bị ế, thì thịt bò tươi tại các cửa hàng thịt được yêu chuộng.
Xì căn đan thịt ngựa giả bò đã khiến người tiêu dùng Pháp đổ xô đến các cửa hàng thịt khi muốn mua thịt bò.
Còn đối với các công ty liên quan đến thực phẩm làm sẳn chế biến từ thịt bò, Les Echos cho biết, các công ty này đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng và sẽ đi đến việc cho công nhân ngưng làm việc tạm thời.
Như vậy tình trạng thất nghiệp kỹ thuật đang đe dọa lĩnh vực việc làm của Pháp cũng chỉ vì thịt ngựa thịt bò.
Lời khuyên dành cho sinh viên tìm việc
Cuối cùng, nhật báo Le Figaro đăng những lời khuyên hữu ích của giới chuyên gia dành cho sinh viên trong việc tìm kiếm việc làm.
Năm 2013 sẽ là năm khó khăn đối với những sinh viên mới tốt nghiệp trong việc tìm kiếm việc làm tại Pháp, bởi ước tính lượng tuyển dụng đối tượng này năm tới sẽ giảm từ 10 đến 25%.
Trước tình hình đó, các chuyên gia Pháp đưa ra một vài lời khuyên dành cho đối tượng tuổi trẻ mởi ra trường bắt đầu làm quen với môi trường công việc.
Các chuyên gia nhấn mạnh, sinh viên không nên chờ đến khi tốt nghiệp rồi mới đi tìm việc làm, mà trong thời gian còn ngồi ở ghế nhà trường, mỗi khi có cơ hội nên tanaj dụng làm quen và mở rộng phạm vi giao tiếp với các nhà tuyển dụng.
Kế đến các chuyên gia cho rằng, sinh viên tìm việc phải biết nhắm vào đúng trọng tâm nhu cầu của mình, tức mình cần gì, muốn làm trong lĩnh vực nào thì tập trung tìm kiếm thông tin và kinh nghiệm về lĩnh vực đó.
Một vấn đề nữa, các chuyên gia khuyên sinh viên nên tìm cơ hội thể hiện và quảng bá quan điểm và hình ảnh của mình, nhất là trên các trang mạng Internet.
Related news items:
Tin mới
- Lãnh đạo BTT nêu đích danh một hòn đảo của Hàn Quốc để tấn công - 12/03/2013 17:56
- Mỹ trừng phạt Ngân hàng Ngoại thương Bắc Triều Tiên - 12/03/2013 17:46
- Mỹ muốn hợp tác với Brunei trên hồ sơ Biển Đông - 12/03/2013 17:41
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 12-03-2013 - 12/03/2013 17:34
- Hoa Kỳ : Hội thảo về nguy cơ Biển Đông biến thành bom nổ chậm - 12/03/2013 17:24
- Ngày 12/03: Khai Mạc Mật Nghị Hồng Y Bầu Tân Giáo Hoàng - 12/03/2013 17:15
- Các nhà thờ trong TGP Sài Gòn phổ biến bản Nhận định và góp ý HP của HĐGMVN - 11/03/2013 21:15
- Xác định được cửa hang kho vàng 4,000 tấn? - 11/03/2013 20:48
- Kabul tố cáo chính phủ Mỹ đàm phán với Taliban - 11/03/2013 20:34
- Các hồng y họp lần cuối trước khi bầu Giáo hoàng - 11/03/2013 20:10
Các tin khác
- Việt Nam: Chính quyền tìm cách kiểm soát việc góp ý sửa đổi Hiến pháp - 11/03/2013 16:59
- Hơn 10.000 Đảng Viên CSVN Ra Hải Ngoại, Chiêu Dụ Việt Kiều. - 11/03/2013 16:52
- Tín đồ Cơ Ðốc đụng độ với cảnh sát ở Pakistan - 11/03/2013 05:09
- TT Karzai tố Mỹ toa rập với Taliban kéo dài chiến tranh - 11/03/2013 05:01
- Bắc Kinh đồn trú tàu hải giám ở đảo Phú Lâm, biến nơi này thành trung tâm thương mại - 11/03/2013 04:54
- Bulgari : Tự thiêu phản đối nạn tham nhũng - 11/03/2013 04:30
- Phe nổi dậy Syria tấn công thành trì Baba Amr tại Homs - 11/03/2013 04:23
- Hơn chục người Tây Tạng bị bắt tại Nepal - 10/03/2013 22:42
- Trung Quốc :Tịch thu đất trái phép, trưởng làng Thượng Phố bị bắt - 10/03/2013 22:19
- Nhật Bản : Cú sốc hạt nhân vẫn chưa dứt - 10/03/2013 22:13