Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tranh chấp biển với Úc: Tòa Trọng Tài nhận đơn kiện của Đông Timor

east timor-map

Biên giới trên biển của Đông Timor
Wikimedia commons

Sau khi yêu sách chủ quyền quá lố của mình bị Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye (PCA) ngày 12/07/2016 phán quyết là bất hợp pháp, Trung Quốc đã lớn tiếng gọi định chế pháp lý quốc tế là công công cụ của Mỹ và phương Tây.

 Thế nhưng ngày 26/09/2016, Tòa Trọng Tài La Haye đã chứng tỏ tính chất vô tư khi tuyên bố chấp nhận thụ lý đơn của quốc gia tí hon vùng Đông Nam Á là Đông Timor, kiện láng giềng khổng lồ là Úc đã chèn ép mình khi phân định lãnh hải.

 Và trong vụ kiện này, Tòa La Haye cũng đã bác bỏ lập luận của Canberra cho rằng Tòa Trọng Tài lâu đời nhất thế giới này không có thẩm quyền xét xử.

Vụ kiện bắt nguồn từ một hiệp ước về dầu khí mà Đông Timor và Úc đã ký kết sau khi Đông Timor giành được độc lập từ tay Indonesia năm 2002.
Sau đó, Đông Timor đã yêu cầu Úc đàm phán lại vấn đề biên giới trên biển được nêu trong hiệp ước, nhưng bị Canberra bác bỏ và cho rằng phải đến năm 2056 mới có thể đàm phán lại.

Đông Timor đã đệ đơn kiện Úc trước Toà Trọng Tài Thường Trực vào tháng Tư 2016, và yêu cầu tòa phán xét theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Úc đã cực lực phản đối với lý do Tòa La Haye không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp vì Canberra đã ký với Đông Timor không đưa vấn đề ra trước PCA.
Thế nhưng trong thông cáo ghi ngày 26/09/2016, PCA « duy trì quan điểm theo đó Tòa có thẩm quyền để tiếp tục tiến trình hòa giải » do Đông Timor khởi xướng.

Úc xứng tầm một nước thượng tôn luật pháp, không như Trung Quốc

Chính quyền Đông Timor dĩ nhiên là đã rất hoan nghênh quyết định của Tòa La Haye.
Trong một thông cáo, cựu thủ tướng Xanana Gusmao, và cũng là lãnh đạo phong trào kháng chiến giành độc lập cho Đông Timor, cho rằng :
 « Người Timor Leste (tên chính thức của Đông Timor) vốn đã đấu tranh gian khổ để giành độc lập, sẽ không ngồi yên cho đến khi lấy lại được chủ quyền cả trên bộ lẫn trên biển ».

Phản ứng của Úc ngược hẳn thái độ coi thường luật lệ quốc tế của Trung Quốc trong thời gian qua khi lập trường bị Tòa Thường Trực bác bỏ.
Theo lời Ngoại trưởng Úc Julie Bishop, Canberra « chấp nhận quyết định của ủy ban trọng tài sẽ tiếp tục dấn thân với thiện ý khi bước vào giai đoạn mới của tiến trình hòa giải ».
Bà Bishop nói thêm : « Chúng tôi sẽ nỗ lực làm việc chung với nhau để thắt chặt quan hệ và vượt qua các bất đồng về biển Timor. »

Bất đồng lãnh hải Úc-Đông Timor ra sao ?

Đông Timor là một quốc gia nghèo, có vùng biển dồi dào dầu khí sát cạnh nước Úc. Sau khi giành được độc lập vào năm 2002, và tách ra khỏi Indonesia, Đông Timor đã đàm phán với Úc để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh hải của hai bên.

Theo phía các luật sư của Úc, Canberra đã bắt đầu trao đổi thư từ với Đông Timor ngay từ năm 2003 để giải quyết tranh chấp, và vấn đề đã có kết quả thỏa đáng với hiệp định năm 2006 mang tên « Một số thỏa thuận trên biển ở biển Timor » (CMATS - Certain Maritime Arrangements in the Timor Sea), bao trùm vùng mỏ khí đốt rất rộng Greater Sunrise, nằm giữa hai nước.

Hiệp định này ấn định mức phân chia 50-50 từ việc khai thác các mỏ năng lượng nằm giữa Úc và Đông Timor, ước tính khoảng 36 tỷ đô la Mỹ.
Tuy nhiên, Tòa PCA đã cho rằng việc trao đổi thư từ giữa Canberra và Đông Timor « không phải là một thỏa thuận…vì thư từ không có ràng buộc về mặt pháp lý ».
Ngoài ra, theo 5 thẩm phán của PCA trong ủy ban trọng tài, tranh chấp phải được đặt trong khuôn khổ Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển hơn là hiệp định năm 2006.

Hơn nữa, chính phía Đông Timor cũng từng đòi hủy bỏ hiệp định CMATS sau khi tố cáo Úc sử dụng gián điệp để thu lợi thương mại trong các cuộc đàm phán năm 2004, trước khi chính thức rút lại những lời tố cáo gián điệp trước Tòa án Quốc tế của Liên Hiệp Quốc vào tháng Sáu 2015, sau khi Úc trả lại một số tài liệu nhạy cảm.

PCA không sợ những xung đột ngoại giao phức tạp

Việc Tòa Trọng Tài Thường Trực nhận đơn kiện của Đông Timor, bất chấp phản đối của Úc, diễn ra chỉ hơn hai tháng sau khi PCA đã khiến Bắc Kinh nổi giận khi phán quyết rằng các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là không có cơ sở pháp lý.

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop vào tháng Hai 2016 đã bị Trung Quốc đả kích vì đã tuyên bố rằng Philippines có quyền đưa Trung Quốc ra trước Tòa Trọng Tài PCA để nhờ phân xử về tranh chấp hai bên ở Biển Đông.

Switch mode views: