Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Khủng bố Dacca: Bangladesh để quốc tang 2 ngày

bangladesh-attack 2

Thi hài 7 công dân Nhật Bản, nạn nhân của vụ khủng bố hôm 01/07/2016 tại Dacca - Bangladesh được đưa đến bệnh viện.
REUTERS/Mohammd Ponir Hossain

Hôm nay, 03/07/2016, Bangladesh đã ban hành quốc tang, hai ngày sau vụ khủng bố bắt con tin tại một nhà hàng trong khu ngoại giao tại thủ đô Dacca, khiến 20 người chết, trong đó có 18 người nước ngoài.

Các công sở Bangladesh treo cờ rủ, nghi thức tôn giáo được tổ chức trên khắp cả nước, để tưởng niệm các nạn nhân vụ bắt cóc con tin, giết người hàng loạt chưa từng có tại Bangladesh.

Vụ khủng bố xảy ra trong bối cảnh liên tục từ nhiều tháng qua, nhiều trí thức Bangladesh và thành viên của các cộng đồng tôn giáo thiểu số bị giết hại.
 Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tuyên bố đứng đằng sau các vụ tấn công, nhưng chính quyền Bangladesh liên tục phủ nhận.
Đa số các nạn nhân trong vụ khủng bố nói trên bị giết bằng dao, trong số họ có chín người Ý, bảy người Nhật, một công dân Mỹ và một phụ nữ Ấn Độ.

Tổ chức mệnh danh là "Daech-Bangladesh" nhận là thủ phạm. Theo một nhà phân tích của nhật báo Daily Star, sau vụ khủng bố kinh hoàng vừa xảy ra, chính quyền Bangladesh không còn có thể phủ nhận dấu ấn của Daech tại quốc gia này.

Nhật thừa nhận ngoại kiều được bảo vệ kém

Riêng tại châu Á, tin bảy công dân Nhật hoạt động thiện nguyện bị Hồi Giáo võ trang sát hại gây chấn động Tokyo.
Thủ tướng Shinzo Abe lên án vụ tấn công và cho biết qua thảm sát Dacca, chính phủ Nhật rút thêm kinh nghiệm trong việc bảo vệ an ninh cho công dân Nhật công tác ở nước ngoài, một nhược điểm của đại cường có tham vọng giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế.

Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles giải thích :

«Những người Nhật bị giết là nhân viên của Cơ quan Hợp tác Quốc tế được gửi đến Bangladesh để thực hiện một dự án phát triển hạ tầng cơ sở.
Chủ tịch của cơ quan này nhìn nhận nhà hàng nơi họ dùng cơm tối là một địa điểm có thể xem là mục tiêu dễ dàng đối với khủng bố Hồi giáo.

Tại Tokyo, báo chí gián tiếp cho biết là các nhà hoạt động Nhật Bản trong lĩnh vực hợp tác quốc tế không được huấn luyện cách đối phó khi bị khủng bố tấn công, cũng không biết cách bảo tồn sinh mạng và thẩm định tình hình mỗi khi đến một nơi nguy hiểm.

Chuyên gia về an ninh của các nhà hoạt động Nhật Bản trong lĩnh vực hợp tác quốc tế tuyên bố là chính phủ Tokyo cũng không có một « tổ đối phó khủng hoảng » để có thể can thiệp hiệu quả khi tính mạng công dân bị đe dọa ở nước ngoài.

Tháng 10/2015, cũng tại Bangladesh, một chuyên gia Nhật về thực phẩm cho gia súc đã bị Hồi giáo võ trang giết hại ».

Switch mode views: