Biển Đông trong bang giao Úc-Việt Nam
- Thứ Tư, 18 tháng Ba năm 2015 00:25
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Một người lính hải quân Việt Nam canh gác trên đảo Thuyền Chài, thuộc quần đảo Trường Sa.
Ảnh chụp ngày 17/01/2013.REUTERS/Quang Le/Files
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã khởi sự vào hôm nay 17/03/2015 chuyến công du hai ngày tại Úc.
Vào lúc các hành vi quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông đang gây lo ngại không chỉ cho các nước bị Bắc Kinh chèn ép (như Việt Nam, Philippines hay Malaysia, Brunei) mà cho cả các nước khác trong và ngoài khu vực, hồ sơ Biển Đông chắc chắn sẽ được Thủ tướng Việt Nam đề cập đến trong các cuộc họp với đối tác Úc.
Để hiểu thêm về lập trường của Úc về Biển Đông, RFI đã đặt câu hỏi cho Giáo Sư Carl Thayer, chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Úc.
Trả lời RFI, Giáo sư Thayer xác định mối tương đồng về quan điểm giữa Úc và Hoa Kỳ trên vấn đề Biển Đông :
Thayer : Úc có quan điểm tương tự như Hoa Kỳ, nhưng kín đáo hơn và rất hiếm khi lên tiếng về vấn đề này ở nơi công cộng. Úc ủng hộ hoàn toàn chính sách được tuyên bố của ASEAN về Biển Đông.
Một ví dụ : Chủ trương của Úc là kêu gọi tất cả các bên trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông tự kiềm chế và tránh các hành động có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực, cũng như khẩn trương đúc kết các cuộc thảo luận về một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.
Chính sách của Úc là hậu thuẫn cho việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình mà không dùng đến sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thông qua luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển…
Úc cho rằng điều quan trọng là phải đảm bảo an ninh và an toàn hàng hải, bảo đảm quyền tự do lưu thông trên biển và trên không.
Vấn đề Biển Đông sẽ nằm trong chương trình các cuộc thảo luận chính thức Việt-Úc và hai Thủ tướng Chính phủ sẽ thông qua một bản Tuyên bố về Tăng cường Quan hệ Đối tác Toàn diện trong đó hai bên sẽ nhắc đến lập trường chung trên hồ sơ Biển Đông.
Môt đoạn về Biển Đông sẽ được đưa vào bản Tuyên bố chung sẽ được công bố sau khi hai Thủ tướng Chính phủ đúc kết các cuộc thảo luận vào sáng thứ Tư, 18/03/2015.
RFI : Canberra có sẵn sàng giúp đỡ Hà Nội trên vấn đề Biển Đông hay không, như Nhật Bản hay Ấn Độ đã làm, và nếu có thì bằng cách nào ?
Thayer :Úc đã thiết lập quan hệ an ninh và quốc phòng với Việt Nam từ lâu rồi, từ năm 1999 khi hai nước trao đổi tùy viên quốc phòng.
Tuy nhiên, mặc dù rất rộng lớn, hợp tác quốc phòng Việt-Úc vẫn chưa bao gồm việc Úc trực tiếp cung cấp phương tiện để giúp đỡ Việt Nam tăng cường an ninh trên biển. Úc chẳng hạn, không có lực lượng tuần duyên, và ưu tiên của Canberra là cung cấp tàu tuần tra cho các đảo quốc ở vùng Nam Thái Bình Dương.
Úc gần đây đã tặng hai chiếc tàu cho Philippines.
Úc và Việt Nam hiện có bốn cuộc đối thoại về quốc phòng và an ninh : Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Úc-Việt Nam hàng năm – đây là hội nghị quan trọng nhất – Đối thoại Chiến lược Úc-Việt Nam, Thảo luận về Hợp tác Quốc phòng Úc-Việt Nam và Đối thoại Quốc phòng Úc-Việt Nam theo Track 1.5 (thuật ngữ Track 1.5 chỉ cách các chính phủ có thể tham gia quản lý xung đột mà không cần đến những cuộc bàn thảo thường xuyên).
Cả Úc lẫn Việt Nam đều phối hợp cách tiếp cận của mình tại các cơ chế như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Hàng hải mở rộng và Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN ARF.
Hai Thủ tướng Chính phủ sẽ thông qua chủ trương mở rộng nhiệm vụ của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ra để bao gồm cả các vấn đề chiến lược và an ninh.
Từ năm 1999 đến nay, hơn 1.200 cán bộ quốc phòng Việt Nam đã được huấn luyện và đào tạo trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc phòng Úc.
Tàu Hải quân Hoàng gia Úc hàng năm đều tiến hành những chuyến ghé cảng thiện chí tại Việt Nam.
Đã có sự trao đổi giữa lực lượng đặc biệt của hai quốc gia.
Một cách cụ thể, Úc và Việt Nam làm việc với nhau về các biện pháp thiết thực liên quan đến hàng không, an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình, chống khủng bố, và các vấn đề hậu quả của chiến tranh.
Trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng hai Bản Ghi nhớ MOU sẽ được ký kết, một trong lãnh vực hợp tác trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình, văn kiện còn lại hợp tác để khắc phục hậu quả của chiến tranh.
Cuối cùng, Úc và Việt Nam hợp tác chặt chẽ để giải quyết vấn đề tội phạm xuyên quốc gia (buôn bán người, buôn bán ma tuý, rửa tiền và tội phạm mạng) thông qua việc chia sẻ thông tin và tình báo.
Tin mới
- Tunisia thề thẳng tay chống khủng bố - 19/03/2015 23:35
- Điểm báo Pháp Quốc Ngày 19-03-2015 - 19/03/2015 23:04
- Yahoo ! đóng cửa trung tâm nghiên cứu ở Bắc Kinh - 19/03/2015 19:03
- Trung Quốc cấm làm đường gần biên giới vì sợ Việt Nam ''xâm lược" - 19/03/2015 16:00
- Ấn Độ: Vụ cưỡng hiếp nữ tu không phải là cướp bóc bình thường - 18/03/2015 21:32
- Không quân Syria bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ - 18/03/2015 19:56
- Bầu cử Israel : Đảng của Thủ tướng Netanyahu bất ngờ chiến thắng - 18/03/2015 19:41
- Điểm báo Pháp Quốc Ngày 18-03-2015 - 18/03/2015 19:34
- Úc-Việt Nam phản đối việc đơn phương thay đổi nguyên trạng Biển Đông - 18/03/2015 18:34
- Điểm báo Pháp Quốc Ngày 17-03-2015 - 18/03/2015 05:34
Các tin khác
- Đàm phán với tổng thống Syria, vấn đề vẫn rất nhạy cảm - 17/03/2015 05:32
- Điểm báo Pháp Quốc Ngày 16-03-2015 - 17/03/2015 00:27
- Kiều hối gởi về Việt Nam tăng nhờ có "tiền rửa" ? - 16/03/2015 18:23
- Ngoại trưởng Kerry: " Cần phải thương lượng với tổng thống Syria" - 15/03/2015 20:19
- Hạt nhân: Mỹ, Iran chạy đua với thời gian - 15/03/2015 20:09
- Putin vắng mặt vì nhân tình sinh con ở Thụy Sĩ ? - 15/03/2015 20:00
- Pakistan : Taliban tấn công tín đồ Thiên chúa giáo, 14 người thiệt mạng - 15/03/2015 19:20
- Nhà nước Hồi giáo 'sử dụng vũ khí hóa học' - 14/03/2015 22:18
- Siêu bão tại Vanuatu, Liên Hiệp Quốc lo ngại một thảm họa - 14/03/2015 21:48
- Hai năm canh tân không dễ dàng của Giáo Hoàng Phanxicô - 14/03/2015 18:38