Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Xung đột tại Ukraina sẽ áp đảo thượng đỉnh kinh tế G20

G20 Uc



Thủ tướng Úc Tony Abbott (giữa) trong cuộc họp B20 với cộng đồng kinh doanh quốc tế trước khi bước vào thượng đỉnh G20 tại Brisbane, 14/11/2014.
REUTERS/Jason Reed

Cuộc chiến kéo dài tại miền Đông Ukraina và cuộc đọ sức giữa Nga và Tây phương trong cuộc xung đột này sẽ chiếm phần quan trọng tại hội nghị G20 diễn ra trong hai ngày cuối tuần 14 -15/11/2014 tại Brisbane, nước Úc.

Tiếng súng tại Ukraina sẽ vang dậy đến tận Brisbane, nơi tổ chức thượng đỉnh G20.

Trên nguyên tắc thì hội nghị của 20 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất địa cầu sẽ phải tập trung vào các vấn đề kinh tế và tài chính như thúc đẩy tăng trưởng, chống tệ nạn trốn thuế và cải tiến hệ thống ngân hàng thế giới đề phòng một vụ khủng hoảng mới.

Tuy nhiên, trong lần gặp gỡ này, Tổng thống Nga sẽ phải trực diện với giới lãnh đạo Tây phương về hồ sơ Ukraina, trong bối cảnh chính phủ Kiev tố cáo Matxcơva đưa thêm quân và vũ khí nặng vào vùng Đông Ukraina tăng viện cho phiến quân thân Nga.

Liên minh NATO đã xác nhận các thông tin này và Liên Hiệp Quốc lo ngại xảy ra « chiến tranh toàn diện ».
Theo Reuters, hầu hết các hồ sơ kinh tế đã được thảo luận tại hội nghị APEC ở Trung Quốc và tiếp theo đó là thượng đỉnh ASEAN tại Miến Điện.

 Vấn đề ô nhiễm môi trường tác hại cho khí hậu cũng đã được thông qua một cách ngoạn mục qua thông cáo chung Mỹ-Trung, hai thủ phạm gây ô nhiễm nhất thế giới.
 Do vậy, vấn đề còn lại là an ninh thế giới có chễ trống để được lên tuyến đầu.
Tại diễn đàn kinh tế APEC,cuộc chiến Ukraina chỉ là phụ thuộc và chỉ được Tổng thống Mỹ Barack Obama đề cập ngắn ngủi với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Lần này tại G20, Ukraina sẽ là chủ đề chính trong các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo Mỹ với ba nhà lãnh đạo châu Âu là Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp François Hollande.

 Theo Ben Rhodes, cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ, thì ba quốc gia châu Âu này là « trung gian cốt lõi » chuyển một thông điệp của Tây phương cho lãnh đạo Nga.

Thủ tướng Anh đã bắn phát súng đầu tiên khi tuyên bố tại Quốc hội liên bang Úc là Nga đã có những hành động « không thể chấp nhận được » tại Ukraina.
Thủ tướng David Cameron hy vọng là Matxcơva sớm hiểu và chấp nhận « để Ukraina quyền tự quyết, tự chọn con đường phát triển của một nước độc lập, tự do ».

Trong trường hợp ngược lại, Nga sẽ bị Tây phương trừng phạt tiếp.
Thủ tướng Đức Angele Merkel cũng tuyên bố lo ngại vì sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina không được tôn trọng và hòa ước Minsk ký vào tháng 9 đã hoàn toàn bị vi phạm.

Theo Reuters, không khí trước thượng đỉnh G20 đã căng thẳng hơn sau khi có tin Nga huy động nhiều tàu chiến đến gần Úc, một động thái bất thường và chưa từng xảy ra trong quá khứ.
Thủ tướng Úc Tonny Abbott không dấu lo ngại trước thái độ mà ông gọi là «quá tự tín » của Nga đặt trên sức mạnh quân sự.

Ông kêu gọi chính quyền Nga hãy cải thiện khuôn mặt đất nước : « Nước Nga sẽ hấp dẫn hơn nếu đi theo khát vọng dân chủ hòa bình thay vì cố tạo lại hình ảnh của chế độ Nga hoàng hay Liên Xô cũ đã tiêu vong ».
Công luận Úc thì đòi phải « cấm » Vladimir Putin tham dự G20.

AFP nhận định : Matxcơva cũng kéo Paris vào « điệu luân vũ cơ bắp » khi ra tối hậu thư buộc Pháp phải chuyển giao tàu quân sự đa năng Mistral trước cuối tháng 11 này.Chính phủ Pháp chưa lên tiếng. Nhưng Tổng thống Hollande sẽ gặp ông Putin vào chiều thứ sáu bên lề thượng đỉnh G20.

Đều trớ trêu là trong khi Matxcơva phô trương sức mạnh quân sự và tài nguyên dầu khí để bắt chẹt thế giới hầu phục vụ tham vọng địa chính trị thì chính trong lãnh vực kinh tế tài chính, chế độ sắt thép của Putin gặp vấn đề.

Trong bối cảnh giới nhà giàu tẩu tán tài sản và giới đầu tư rút vốn, đồng tiền rúp của Nga đã tuột dốc không phanh. Họa vô đơn chí, giá dầu trên thế giới, nguồn ngoại tệ chính của Nga, cũng tiếp tục hạ thấp.

Từ tháng Sáu đến nay, giá một thùng dầu bị mất 40 đôla. Thế mà theo tính toán của ngân hàng Nga Alfa, trung bình một thùng dầu hạ giá 10 đôla, kinh tế Nga bị mất 0,4 điểm tăng trưởng và ngân sách liên bang bị hụt 10 tỉ đôla.

Ngân hàng trung ương phải cam kết bơm tiền vào thị trường để trấn an tâm lý hoảng loạn trong dân chúng và tạm thời tránh được tình trạng người dân xếp hàng rút tiền mặt ở các nhà băng.

Switch mode views: