Giá trị quốc tế thực sự của đồng tiền Trung Quốc lệ thuộc vào cải tổ
- Thứ Ba, 01 tháng Mười Hai năm 2015 17:06
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Nhân dân tệ và Đô la
Reuters
Đồng nhân dân tệ Trung Quốc đã được IMF chính thức công nhận là một ngoại tệ chủ chốt của thế giới, ngang hàng với đồng Đô la Mỹ hay đồng Euro Châu Âu.
Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không có nghĩa là đồng Yuan -nhân dân tệ sẽ đương nhiên trở thành ngoại tệ quốc tế.
Vào hôm qua, 30/11/2015, như vậy là Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã chính thức công nhận rằng đồng nhân dân tệ Trung Quốc là một ngoại tệ chủ chốt của thế giới, ngang hàng với đồng Đô la Mỹ hay đồng Euro Châu Âu…
Hệ quả tất yếu của quyết định nói trên là việc sử dụng đồng Yuan làm phương tiện thanh toán ngoài Trung Quốc sẽ gia tăng, vị trí của đồng tiền Trung Quốc trong tư cách là ngoại trệ dự trữ của các ngân hàng trung ương sẽ được đôn lên.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, vai trò ngoại tệ quốc tế của đồng Yuan chỉ thực sự phát triển nếu đồng tiền này được hoán đổi tự do, và nếu Trung Quốc tiến hành các cải tổ tài chánh cần thiết.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, quyết định của IMF công nhận tính chất quốc tế của đồng nhân dân tệ sẽ khuyến khích ngân hàng trung ương của các nước, đặc biệt là các nền kinh tế lớn, đẩy mạnh việc đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối của mình, bằng cách mua trái phiếu Trung Quốc, không chỉ tập trung trên Đô la hay Euro.
Hiện nay, theo AFP, đã có khoảng 30 ngân hàng trung ương có thỏa thuận hoán đổi ngoại tệ với Trung Quốc.
Theo ông Dariusz Kowalczyk, chuyên gia về chiến lược của ngân hàng Pháp Crédit Agricole :
« Các ngân hàng trung ương không bị buộc phải căn cứ vào cấu tạo của giỏ tiền tệ của IMF, nhưng trong thực tế, họ thường dựa trên cơ sở đó. Trường hợp đồng nhân dân tệ có lẽ cũng như vậy ».
Chuyên gia này ước tính là trong vòng sáu năm, tỷ trọng của đồng Yuan trong các kho dự trữ ngoại tệ có thể tăng từ 1,4% hiện nay lên khoảng từ 4,7% đến 10%", có nghĩa là sẽ có khoảng 110 tỷ đô la nhân dân tệ được mua vào hàng năm.
Thế nhưng, đà vươn lên của đồng Yuan trên trường quốc tế không thể diễn ra trong « một sớm một chiều », theo như nhận định của ông Raymond Yeung, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng ANZ, vì điều đó tùy thuộc vào niềm tin của các tổ chức tài chính vào đồng tiền này.
Vấn đề đối với đồng nhân dân tệ là nó chưa hoàn toàn được hoán đổi tự do, như các ngoại tệ chủ chốt khác như Đô la, Yen hoặc Euro...
Theo ông Andrew Kenningham, thuộc văn phòng tham vấn kinh tế Capital Economics thì : « Các ngân hàng trung ương, cũng như giới quản lý các loại quỹ, đều thích các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi » có thể mua bán dễ dàng trên mọi thị trường tài chánh.
Đối với chuyên gia này, khuyết điểm của đồng Yuan là không chuyển đổi được, và thanh khoản hạn chế. Bên cạnh đó còn có mối lo ngại về nguy cơ kinh tế Trung Quốc khựng lại.
Trong thực tế, đồng tiền Trung Quốc vào lúc này chưa được tự do chuyển đổi, chỉ được phép dao động trong một khoảng cách do Nhà nước Trung Quốc quy định bên trên và bên dưới một mức trung bình so với đồng Đô la Mỹ.
Mặt khác, Bắc Kinh tiếp tục áp đặt các hạn chế không cho tiền tệ thoát ra bên ngoài.
Việc Bắc Kinh loan báo phá vỡ được các mạng lưới chuyển ngân trái phép hàng trăm tỷ nhân dân tệ ra nước ngoài phản ánh thái độ không khoan nhượng của nhà cầm quyền.
Tóm lại, đối với các chuyên gia, việc được IMF chính thức công nhận là ngoại tệ quốc tế hoàn toàn không có nghĩa là đồng Yuan sẽ đương nhiên trở thành ngoại tệ quốc tế.
Tin mới
- Sau Irak và Syria, Daech mở rộng ảnh hưởng tại Libya - 15/12/2015 22:54
- Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật lại cúi đầu kính trọng tướng Mỹ? - 12/12/2015 00:34
- Cải tổ quân đội Trung Quốc làm gia tăng nguy cơ xung đột - 11/12/2015 17:12
- Máy bay Sukhoi của Nga tăng cường hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông - 10/12/2015 06:01
- Người quá cố Hồng Kông thiếu “nơi an nghỉ cuối cùng” - 09/12/2015 21:30
- Singapore xích lại gần Mỹ hơn trên hồ sơ Biển Đông - 08/12/2015 23:37
- Trung Quốc bành trướng hải quân với căn cứ ở Châu Phi - 05/12/2015 20:44
- Căng thẳng Mátxcơva-Ankara: Kiều dân Thổ Nhĩ Kỳ ở Nga thành nạn nhân - 04/12/2015 21:51
- Trung Quốc điều chỉnh cách làm ăn để cắm chân lâu dài ở Châu Phi - 03/12/2015 22:03
- Trung Quốc phải trả giá đắt vì coi thường tòa quốc tế về Biển Đông - 02/12/2015 17:37
Các tin khác
- Chống biến đổi khí hậu, lãnh đạo chính trị bị áp lực phải hành động - 30/11/2015 18:58
- Khủng bố Paris: Quyền tự do cá nhân trở thành nạn nhân ? - 29/11/2015 04:20
- Liên minh với Nga chống Daech, nhiệm vụ bất khả của Tổng thống Pháp - 27/11/2015 05:28
- Trục Matxcơva và Teheran tại Trung Đông - 25/11/2015 22:32
- Tập đoàn quân sự Thái Lan "xoay trục" qua Trung Quốc - 25/11/2015 19:49
- Indonesia : Bảo vệ rừng hay công nghiệp dầu cọ ? - 24/11/2015 20:00
- Chuyên gia Pháp: "Big data" không giúp chặn được các vụ tấn công khủng bố - 23/11/2015 23:41
- Pháp tìm một chiến lược quốc tế chống thánh chiến Hồi giáo - 23/11/2015 19:56
- Lớp kế thừa tập đoàn quân sự Miến Điện chấp nhận đổi mới chính trị - 19/11/2015 21:22
- Paris khôi phục hầu như toàn bộ sinh hoạt - 18/11/2015 21:15