Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài

               Suy Tư Dòng Đời:

  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Vai trò của Việt Nam trong chính sách Đông Nam Á của Nhật

VIETNAM-JAPAN

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam gặp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Tokyo 22/05/2014 - REUTERS /Toru Hanai


Thông tin về việc Nhật Bản tạm dừng viện trợ phát triển chính thức ODA cho Việt Nam do nghi án hối lộ liên quan đến các quan chức ngành đường sắt có thể chỉ là một « trục trặc » trong quan hệ Việt-Nhật, bởi vì trong chính sách Đông Nam Á của Thủ tướng Shinzo Abe, Việt Nam vẫn được coi là có vai trò quan trọng.

Cả hai nước Nhật Bản và Việt Nam đều đang phải đối phó với tham vọng chủ quyền biển đảo của Trung Quốc, cho nên việc Tokyo và Hà Nội thắt chặt quan hệ trong lúc này là điều hoàn toàn tự nhiên, nhất là vì hơn bao giờ hết, Nhật Bản cần có thêm đồng minh trong khu vực.

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Shangri-La, Singapore, Thủ tướng Shinzo Abe đã nói rõ là Nhật Bản muốn đóng một vai trò an ninh lớn hơn nhằm bảo đảm cho hoà bình và ổn định ở châu Á.
Tuy không nêu tên Trung Quốc, nhưng ông tuyên bố là Tokyo sẽ hỗ trợ bất cứ quốc gia ASEAN nào cần tăng cường khả năng bảo an toàn trên biển và trên không, cũng như bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và hàng không.

Cũng tại Diễn đàn Shangri-La, ngày 01/06, thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh cho biết Hà Nội hy vọng sẽ được Nhật Bản cung cấp tàu tuần duyên vào đầu năm 2015.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng thông báo là Tokyo đã đồng ý huấn luyện và chia sẻ thông tin cho lực lượng tuần duyên Việt Nam.

Cũng trong ngày hôm đó, theo tờ nhật báo The Japan Times, bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh đã đồng ý tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

Theo tờ báo này, bộ trưởng Onodera đã nói với ông Phùng Quang Thanh rằng Nhật Bản ủng hộ Việt nam trong cuộc đối đầu hiện nay với Trung Quốc trên Biển Đông và Tokyo cũng không chấp nhận việc sử dụng vũ lực để làm thay đổi nguyên trạng khu vực này.

Cả Nhật Bản lẫn Việt Nam đều chủ trương là tranh chấp chủ quyền biển đảo phải được giải quyết một cách hòa bình chiếu theo công pháp quốc tế, trong khi đó Trung Quốc không muốn đưa vấn đề ra trước một tòa án quốc tế, mà chỉ viện dẫn những luận cứ lịch sử để chứng minh cho chủ quyền của họ trên biển Hoa Đông và Biển Đông.

Nhưng cho dù có sự tương hợp về lợi ích chiến lược, hiện tại Nhật Bản cũng khó mà hỗ trợ Việt Nam như mong muốn. Ví dụ như trong việc giúp tăng cường khả năng phòng thủ cho Việt Nam, Tokyo không thể cung cấp thêm tàu tuần duyên cho Hà Nội, nếu bản thân Nhật cũng đang cần nhiều tàu tuần duyên để bảo vệ vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền.

Dẫu sao, khủng hoảng trên Biển Đông hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam là dịp để Thủ tướng Shinzo Abe thúc đẩy việc sửa đổi hay ít ra diễn giải lại bản Hiến Pháp hòa bình của Nhật Bản, để lực lượng phòng vệ của nước này có phạm vi hoạt động rộng rãi hơn, cũng như để Tokyo có thể hỗ trợ một cách hiệu quả hơn cho những nước như Việt Nam.


Switch mode views: