Quả bóng Brazuca 2014 hoàn hảo hơn hẳn Jabulani 2010
- Chúa Nhật, 13 tháng Bảy năm 2014 10:47
- Tác Giả: HC
Cho đến nay không có lời chê trách nào về quả bóng Brazuca dùng cho 62 trận đấu vừa qua ở World Cup 2014, khác với trường hợp quả bóng Jabulani ở World Cup Nam Phi 2010 đã bị rất nhiều lời than phiền của các cầu thủ.Một nữ công nhân đang kiểm tra tiêu chuẩn của một quả bóng Brazuca tại xưởng máy của Forward Sports ở Sialkot, Pakistan. (Hình: AFP/Getty Images)
Mỗi kỳ World Cup, FIFA dùng một quả bóng kiểu mới
Quả bóng do hãng Adidas cung cấp cho World Cup 2014 mang tên là Brazuca, theo giải thích của FIFA thì đó là một từ dân gian không chính thức, có nghĩa là dân Brazil và cũng là mô tả lối sống của dân Brazil.
Đây là quả bóng nhiều màu sắc nhất từ trước đến nay ở World Cup. Dải băng nhiều màu vẽ quanh thể hiện những giây xuyến truyền thống mà dân Brazil thích mang ở cổ tay.
Trọng lượng của quả bóng 437 grams – chu vi 69 cm – Mức thấm nước chỉ cò 0.2% so với thời kỳ bóng da.
Quả bóng Brazuca đã được Adidas thử nghiệm 2.5 năm với 600 cầu thủ trong số đó có những cầu thủ và cựu cầu thủ hạng ngôi sao.
Không thể nào tạo nên một hình cầu tuyệt đối dúng bằng những mặt phẳng, do đó phải dùng nhiều mảnh kết nối lại để thành một quả bóng “tương đối là hình cầu”
Những bóng trước kia được kết lai bằng những hình lục giác, bóng Brazuca chỉ gồm 6 mảnh có hình giống như cánh quạt, may và kết nối với nhau bằng nhiệt.
Tránh những sai sót của Jabulani
Nhược điểm chính của bóng Jabulani dùng tại World Cup Nam Phi là chuyển động bất bình thường khi bay trong không khí, Các cầu thủ và nhất là các thủ môn nói rằng họ không thể nào dự đoán quỹ đạo của bóng sau khi đá đi và do đó khó đón trúng được.
Điều này là theo quy luật khí động học và NASA đã xác nhận như vậy khi đem thử nghiệm trong ống thổi gió. Bóng chuyển động nhanh trong không khí tạo nên những luồng gió cuộn xung quanh và tác động trở lại khi vận tốc bóng giảm xuống làm bóng đổi hứng đột ngột. Hiện tượng này rất quen biết trong môn bóng chầy (baseball) và kỹ thuật của những cầu thú ném bóng là phải biết nắm trái bóng và ném ra thế nào cho bóng không quay để đi theo đường thẳng.
Gió cuộn do từ những đường may nối liền các mảnh của một quả bóng. Những quả bóng World Cup thập niến 1970 tới 1940 gồm 32 hình lục giác đen trắng cùng kích thước kết lại với nhau, sau này giảm xuống còn 16 và tới Jabulani chỉ còn 8 mảnh. Tuy nhiên 8 mảnh hình lục giác của Jabulani không cùng kích thước và chính những đường nối không giống nhau trên mặt quả bóng tạo nên nhiễu loạn không khí khi bóng chuyển động, khiến cho quỹ đạo trở nên bất thường.
Brazuca chỉ gồm 6 mảnh hình cánh quạt giống hệt nhau và theo Adidas: “Đây là quả bóng tròn nhất từ xưa đến nay”.Công nhân xướng Forward Sports ở Pakistan may nối 6 mảnh của mỗi quả bóng Brazuca. (Hình: AFP/Getty Images)
Sản xuất ở Pakistan
Adidas, tổ hợp công ty đa quốc gia chuyên sản xuất y phục và dụng cụ thể thao, trụ sở trung ương tại Herzogenaurach, Đức, đã sản xuất các quả bóng chính thức dùng cho những kỳ trangh giài World Cuo từ năm 1970. Gần đây Adidas vừa ký kết thỏa hiệp tiếp tục hợp tác trên nhiều mặt với FIFA cho đến năm 2030.
Tất cả các quả bóng Adidas Brazuca sản xuất cho FIFA sử dụng ở World Cup Brazil, cũng như những quả bóng khác cùng tính năng nhưng có thể được gọi bằng tên khác nếu dùng cho các liên đoàn bóng đá quốc gia, các câu lạc bộ, và các cuộc tranh giải của FIFA, đều được chế tạo tại Pakistan.
Như vậy Brazuca “Made in Pakistan” mới là thứ thiệt. Những quả bóng Made in China, Made in USA hay những nước khác chí là hàng nhái (replica), không phải hàng chính thức được FIFA công nhận là quả bóng dùng cho các trận World Cup 2014 và không bảo đảm đầy đủ những đặc diểm cùa Adidas Brazuca.
Bóng Adidas Jabulani dùng cho World Cup Nam Phi 2010 là “Made in China”, tất cả đều sản xuất ở Thẩm Quyến, đặc khu kinh tế trong tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Adidas nói rằng công ty Trung Quốc` không đáp ứng đủ những điều kiện và tiêu chuẩn sản xuất Brazuca nên công tác sản xuất được trao cho Forward Sports, công ty chuyên chế tạo dụng cụ thể thao có xưởng máy tại Sialkot, thành phố miền Bắc Pakistan.
Theo Al Jazeera, Sialkot bắt đầu sản xuất bóng cho World Cup từ 1982 khi các quả bóng còn được may bằng tay, và thành phố này từng đã là nơi sản xuất 70% bóng đá cho thế giới, bây giờ áp dụng kỹ thuật ráp nối bằng nhiệt bắt đầu được dùng ở Trung Quốc. Những quả bóng Adidas Brazuca sản xuất ở đây được giao tới Brazil cách xa 14,000 km, trong thời gian từ tháng 11 năm ngoái cho đến tháng 4 năm nay. Phòng thương mại Sialkot cho biết mỗi năm thành phố này sản xuất từ 5 đến 6 triệu quả bóng đá, trị giá khoảng $240 triệu, trong số nhiều mặt hàng xuất cảng khác có trị giá tổng cộng $1.6 tỷ.
Những năm trước Sialkot mất phần lớn thị phần bóng đá về tay Trung Quốc nhưng nay đã giành lại. Forward Sports dùng 3,000 công nhân trong đó 1,400 người chuyên về sản xuất mỗi ngày trên 30,000 quả bóng. Xưởng của Forward Sports là nơi duy nhất dùng nữ công nhân và khâu các quả bóng bằng tay, đồng thời với việc may bằng máy.
Nhiều kỹ thuật tân tiến được áp dụng cho việc sản xuất Adidas Brazuca bao gồm từ việc phủ một lớp chất tổng hợp trên lớp da hay vải nền. Ngày nay không còn quả bóng hoàn toàn bằng da nữa, và chính kỹ thuật mới giúp quả bóng không còn bị thấm nước trở nên nặng hơn trong những trận đá dưới trời mưa. Mức thầm nước của Brazuca chỉ 2% so với những bóng trước kia từ !0% tới 20%. Mỗi quả bóng hoàn thành đều được thử nghiệm qua máy điện toán để bảo đảm độ tròn của một hình cầu gần tuyệt đối, trọng lượng quy định, sức căng và múc chịu đựng 3,500 cú đá với vận tốc 50 km/giờ.
Có thể mua một quả bóng Adidas Brazuca chính thức của FIFA với giá $160. Bây giờ World Cup 2014 gần kết thúc, nhiều món hàng chẳng hạn như áo cầu thủ chính hiệu Adidas, chắc chắn sẽ được bán “sale”, ngoại trừ áo của hai đội tuyển Đức và Argentina cho tới nay. Tuy nhiên quả bóng Brazuca có lẽ chưa được hạ giá nhiều lắm trong một thời gian. (HC)
Related news items:
Tin mới
- Gái miền Tây lưu lạc xứ người - 19/07/2014 19:56
- Hàng ngàn người Ðà Nẵng đổ xô đi tìm vàng - 19/07/2014 19:46
- Đằng sau sự kiện Trung Quốc rút giàn khoan - 18/07/2014 23:27
- Việt nam: Mất Biển Đông chỉ còn là vấn đề thời gian? - 17/07/2014 22:01
- Ði xe 'vừa nằm vừa run' - 16/07/2014 23:17
- Ngư dân Việt Nam kiện Trung Quốc - 14/07/2014 21:12
- Vô ơn - 14/07/2014 21:02
- Đội Brazil làm 'tan nát trái tim' dân cá độ Sài Gòn - 14/07/2014 20:47
- Người Việt đang ăn “ngu” để chết - 13/07/2014 01:03
- Khi nhà nước lo chuyện váy dài váy ngắn - 10/07/2014 20:27
Các tin khác
- Bám lấy quân thù mà học - 09/07/2014 14:06
- Người dân Lý Sơn đối mặt với nắng hạn - 07/07/2014 21:55
- Né tránh hay 'câu giờ' không thay đổi được tình thế - 07/07/2014 21:40
- Việt Nam chuẩn bị 'tình huống xấu nhất' với Trung Quốc - 03/07/2014 16:38
- Mùa mưa ở Việt Nam - 03/07/2014 11:59
- Chiến thuật của Việt Nam trên Biển Ðông - 03/07/2014 11:54
- Trại giam giết tù nhân bằng HIV? - 03/07/2014 00:12
- Quảng Ninh: Xây chợ, ép vợ bỏ chồng, mẹ từ con - 02/07/2014 19:41
- Giới lãnh đạo CSVN bất nhất trong quan hệ với Trung Quốc - 02/07/2014 00:47
- Dân Việt và dân Uyghur - 30/06/2014 21:08