Việt - Nhật cam kết tăng hợp tác an ninh biển
- Thứ Bảy, 24 tháng Năm năm 2014 09:11
- Tác Giả: G.Đ.
TOKYO (NV) .- Trung Quốc vừa lên tiếng cảnh cáo Nhật, khuyên quốc gia này nên đứng ngoài tranh chấp trên biển Đông sau khi ông Shinzo Abe, Thủ tướng Nhật bày tỏ sự lo ngại về sự kiện giàn khoan 981.
Loại tàu tuần duyên mà giới quan sát thời sự tin rằng Nhật sẽ sớm cung cấp hàng loạt cho Việt Nam. (Hình: Japan Daily Press)
Ông Hồng Lỗi, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chỉ trích Thủ tướng Nhật “bỏ qua thực tế, làm xáo trộn những sự kiện”, lên án Nhật “có động cơ chính trị can thiệp vào tình hình ở biển Đông để phục vụ cho mục đích bí mật”. Đồng thời yêu cầu Nhật “có những hành động thực tế để bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Thủ tướng Nhật vừa thỏa thuận gia tăng hợp tác về an ninh biển với Việt Nam trong cuộc gặp ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng CSVN, tại Tokyo hôm 22 tháng 5-2014. Ông Đam đến Tokyo để dự hội thảo về “Tương lai châu Á” lần thứ 20. Hãng tin Nikkei dẫn các nguồn thân cận với chính phủ Nhật, cho biết, thỏa thuận gia tăng hợp tác Việt – Nhật về an ninh biển giữa hai bên “do Trung Quốc càng ngày càng hung hăng trong các vùng biển lân cận”.
Ngoài ra, còn có tin là Fumio Kishida, Ngoại trưởng Nhật sẽ thăm Việt Nam vào cuối tháng 6 để thảo luận với ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, kiêm Ngoại trưởng Việt Nam để bàn bạc việc thúc đẩy kế hoạch Nhật hỗ trợ tàu tuần tra bảo vệ biển Đông cho Việt Nam.
Hồi đầu tháng 5, sau khi xảy ra sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thăm dò dầu khí, ông Kishida đả từng nhận định, căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông là do hành động đơn phương từ phía Trung Quốc. Trung Quốc phải giải thích về hành động đó đối với Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế.
Nhật đã và đang thực hiện một chuỗi các hoạt động để thắt chặt quan hệ với Việt Nam cũng như các quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á, nhằm đối phó với Trung Quốc. Hồi cuối năm ngoái, Nhật đã từng có cuộc gặp lãnh đạo các quốc gia khối ASEAN tại Tokyo. Trước nữa, thủ tướng đương nhiệm của Nhật đã đến thăm toàn bộ các quốc gia trong khối này.
Riêng với Việt Nam, hồi trung tuần tháng ba, ông Abe, Thủ tướng Nhật từng tuyên bố, Nhật sẽ sớm giúp Việt Nam phát triển năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển, sẽ cung cấp tàu tuần tra biển.
Tuyên bố vừa kể được đưa ra sau cuộc gặp ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nhà nước Việt Nam, tại Nhật. Kết thúc chuyến thăm Nhật ba ngày, từ 16 đến 19 tháng 3-2014, ông Sang và ông Abe cùng khẳng định, Việt – Nhật sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác về an ninh hàng hải. Trong tuyên bố chung, cả hai kêu gọi phải bảo đảm và phải giữ vững tự do hàng không, tự do hàng hải trong các vùng biển đang có tranh chấp.
Lúc đó, những tuyên bố vừa kể đã được xem là nhắm vào Trung Quốc, quốc gia từng đơn phương ấn định vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, đòi Nhật, Nam Hàn, Đài Loan phải nộp trước kế hoạch bay và phải tuân theo hướng dẫn của không lưu Trung Quốc.
Tại Nhật, ông Sang không chỉ bày tỏ sự đồng tình với Nhật về việc duy trì, gìn giữ tự do hàng không, tự do hàng hải mà còn khẳng định mong muốn hợp tác với Nhật để phát triển kinh tế. Nhật sẽ là đối tác giúp xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ hai ở Ninh Thuận. Cùng với Nga, Nhật sẽ giúp đào tạo các kỹ sư và nhân viên kỹ thuật cho ngành điện nguyên tử của Việt Nam. Ông Sang nhấn mạnh, ông ta tin tưởng vào công nghệ của Nhật.
Ông Rajaram Panda, một người Ấn Độ, đang làm việc tại Đại học Reitaku, của Nhật, từng nói với BBC rằng, Nhật đẩy mạnh hợp tác với Ấn và ASEAN từ khi có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và Nam Hàn. Trong quan hệ với khối ASEAN, Nhật xem Việt Nam và Philippines là hai quốc gia có quan điểm mạnh mẽ về các vấn đề khu vực. Cũng vì vậy, ông Abe – một người có tinh thần dân tộc, muốn tăng cường quan hệ với các đối tác có cùng suy nghĩ như Nhật.
Ông Panda tin rằng, khu vực châu Á đang có sự đồng thuận về “Trung Quốc là vấn đề’, vừa vì lối hành xử hung hăng, vừa vì Trung Quốc liên tục tăng chi tiêu quân sự. Thành ra đối mặt với thách thức từ Trung Quốc là trách nhiệm của phần còn lại ở châu Á trong đó có Nhật và Việt Nam. (G.Đ)
Related news items:
Tin mới
- Thất vọng lớn sau một tháng mất chủ quyền - 03/06/2014 12:36
- Nói một lần rồi thôi về chuyện MÀU CỜ. - 29/05/2014 19:10
- Từ “Phạm Văn Đồng” tới “Thành Đô”, hai công hàm bán nước - 29/05/2014 16:32
- Muốn thoát Trung phải vượt qua chính mình - 28/05/2014 23:00
- Nhật Bản can dự nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông - 28/05/2014 22:44
- Đưa thi thể ngư dân bị tàu "lạ" đâm tử vong về đảo Lý Sơn - 27/05/2014 10:51
- Việt Nam gìn giữ, bảo tồn và phát triển tài nguyên biển ra sao? - 26/05/2014 20:07
- Giàn khoan 981 khiến kinh tế Việt Nam thêm bất ổn - 26/05/2014 19:57
- Sài Gòn, thời giàn khoan Trung Quốc xâm lăng - 26/05/2014 00:36
- Nếu TQ cắt nguyên liệu: Dệt may VN khó cầm cự - 24/05/2014 20:07
Các tin khác
- Chọn hòa bình- hữu nghị, còn chủ quyền lãnh hải? - 22/05/2014 19:08
- Di tản mới thấy kiều dân Trung Quốc “đông như quân Nguyên” - 20/05/2014 00:58
- Tháng trước mừng rỡ gặp nhau, nay chống nhau - 19/05/2014 17:12
- Sự ngạo mạn nguy hiểm của Bắc Kinh - 19/05/2014 11:24
- Ai đứng đằng sau giật dây? - 17/05/2014 20:45
- Người Hoa ở Hội An nghĩ về vụ giàn khoan HD 981 - 17/05/2014 11:39
- Hãy xuống đường vì trách nhiệm - 16/05/2014 22:17
- Tổ quốc lâm nguy - Lúng túng đối nội đối ngoại - 14/05/2014 21:33
- Nhóm Bảo Vệ Sự Sống đến Âu Châu - 14/05/2014 18:45
- Ứng xử của Lãnh đạo Việt Nam về mối quan hệ Việt Trung - 14/05/2014 18:31