Dư luận Việt Nam giận dữ đòi Bộ trưởng Y tế từ chức
- Thứ Sáu, 18 tháng Tư năm 2014 10:38
- Tác Giả: G.Đ.
HÀ NỘI (NV) .- Những thông tin nghiêm trọng về dịch sởi tại Việt Nam làm hàng loạt trẻ em thiệt mạng đang khiến công chúng Việt Nam giận dữ đòi Bộ trưởng Y tế Việt Nam từ chức. Đây là lần thứ hai công chúng nêu ra yêu cầu này.Một người cha ôm xác đứa con 9 tháng tuổi về nhà, theo sau là người mẹ phải có người dìu. Họ rời khỏi Bệnh viện Nhi Quốc gia ở Hà Nội, đúng vào lúc Bộ trưởng Y tế đến “kiểm tra việc điều trị sởi”. (Hình: Tuổi Trẻ)
Từ đầu năm đến nay, bệnh sởi đột nhiên bùng phát và lan rộng trên toàn Việt Nam. Những đứa trẻ mắc bệnh sởi nằm la liệt ở các bệnh viện cả trong Nam lẫn ngoài Bắc và gần như tất cả các Bệnh viện Nhi cũng như Khoa Nhi của các bệnh viện đa khoa ở Việt Nam không còn chỗ trống.
Trẻ con bị sởi vào bệnh viện điều trị không có giường, phải nằm ở hành lang, trên cầu thang, thậm chí ngoài sân thì tuần trước, Bộ Y tế Việt Nam vẫn khẳng định, số lượng bệnh nhi bị sởi chỉ khoảng 3,000 và chỉ có 25 bệnh nhi tử vong vì sởi.
Dư luận về chuyện trẻ con bị sởi chết hàng loạt, thậm chí một bác sĩ là Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Quốc gia, nhận định, dù đã làm bác sĩ 40 năm nhưng chưa bao giờ ông ta thấy sởi trở thành dịch với các diễn biến đáng ngại như vậy,… đã khiến Phó Thủ tướng Việt Nam phải tự thị sát. Sau chuyến thị sát này của viên Phó thủ tướng, hôm kia, Bộ Y tế Việt Nam loan báo số bệnh nhi tử vong vì sởi là 108, tăng gấp bốn lần so với vài ngày trước đó.
Hôm qua, cũng theo Bộ Y tế Việt Nam, từ đầu năm đến nay, số bệnh nhi bị sởi ở Việt Nam là 7,000 tăng hơn gấp đôi so với số liệu công bố hồi tuần trước. Số bệnh nhi tử vong vì sởi là 111, tăng thêm 3 so với ngày trước đó.
Đáng lưu ý là thống kê mới nhất về tử vong do sởi chỉ mới tập hợp từ số liệu của hai bệnh viện ở Hà Nội (Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhi Quốc gia), cộng với Yên Bái. Bởi thiếu các cảnh báo về dịch sởi, dân chúng Việt Nam chưa thật sự chú tâm về dịch này và đó được xem là lý do khiến dịch càng ngày càng nghiêm trọng.
Một vài nhân viên y tế chia sẻ trên hệ thống facebook rằng, lý do chính khiến ngành y tế giấu diếm số liệu bệnh nhân bị sởi, kể cả số liệu tử vong, chần chờ không công bố dịch sởi vì đã nhận viện trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kèm cam kết sẽ loại trừ hoàn toàn virus sởi tại Việt Nam vào năm 2017.
Bị chỉ trích là “giấu dịch”, Bộ trường Bộ Y tế Việt Nam phân bua rằng sở dĩ tuần trước họ thông báo chỉ có 25 trường hợp tử vong do sởi bởi đó là “những ca ca chắc chắn tử vong vì sởi”, số còn lại là tử vong sau khi mắc sởi rồi chết vì biến chứng.
Thay vì xin lỗi bởi thiếu chuẩn bị, khiến trẻ con bị sởi vào bệnh viện điều trị phải nằm ở hành lang, cầu thang, ngoài sân, bà Bộ trưởng Y tế thản nhiên bảo rằng, tình trạng quá đông đúc, chật chội tại các bệnh viện ở Hà Nội khiến sởi lây nhiễm nhanh hơn, nghiêm trọng hơn. Nếu có con, cháu bị sởi, bà ta “không dại” đưa con, cháu vào những bệnh viện như vậy ở Hà Nội!
Cùng thời điểm này, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Quốc gia, cảnh báo, 90% trong số 313 bệnh nhân sởi đang điều trị tại đó là… người lớn. Trước đây, chỉ có trẻ em bị sởi nhưng từ đầu thập niên 2010, có khá nhiều người lớn bị sởi. Bác sĩ này nói thêm, biến chứng thường gặp ở trẻ em bị sởi là viêm phổi, còn trên người lớn là viêm não.
Trong cuộc họp gần nhất với Bộ Y tế, đại diện WHO tại Việt Nam cảnh báo, điểm lạ của các ca mắc sởi năm nay là rất nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi bị sởi và biến chứng sau sởi của nhóm bệnh nhân này rất nặng. Tuy nhiên nếu hạ tuổi chích ngừa thì WHO không yên tâm về việc hệ thống y tế Việt Nam có khả năng sàng lọc được những trường hợp chống chỉ định chích ngừa.
Tin mới nhất là Tây Ninh vừa loan báo hết vaccine ngừa sởi. Còn ở Hải Phòng có một đứa trẻ ba tháng tuổi qua đời hôm 16 tháng 4 vì sởi nhưng chưa được thống kê.
Trong khi công chúng sôi sục vì có nhiều biểu hiện cho thấy Bộ trưởng Y tế kém năng lực, vô tâm, gian dối thì ngành y tế Việt Nam tiếp tục rót thêm dầu vào lửa bằng cách ra lệnh cấm các nhân viên y tế, kể cả bao vệ, lao công tiếp xúc với báo giới. Vào lúc này, báo giới muốn vào các bệnh viện để thu thập thông tin, chụp ảnh phải được duyệt trước. (G.Đ)
Related news items:
Tin mới
- Vô địch "Vua Bếp Á Châu' bằng món “Thịt Kho Tàu“ - 29/04/2014 16:33
- Họp mặt thương phế binh tại Dòng Chúa Cứu Thế - 28/04/2014 21:44
- Tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam ở Sài Gòn - 28/04/2014 21:09
- Bốn cựu binh chiến tranh Việt Nam hội ngộ sau 44 năm - 26/04/2014 13:56
- Những chuyến phà, tàu cao tốc miệt Tây Nam Bộ - 22/04/2014 18:44
- Người đưa đò ở bến Ninh Kiều - 22/04/2014 15:33
- Ngành đường sắt Việt Nam chỉ 'há miệng chờ sung' - 21/04/2014 20:13
- Việt Nam 'mất chủ quyền' trong vụ đấu súng ở biên giới - 20/04/2014 16:48
- Phận đời nhà trọ Sài Gòn - 19/04/2014 14:20
- 'Huyện' Hoàng Sa thăm 2 quả phụ Ngụy Văn Thà và Nguyễn Thành Trí - 19/04/2014 13:54
Các tin khác
- Nở rộ cà phê 'bệt' ở Sài Gòn - 15/04/2014 00:24
- Dân Hà Nội gian nan tìm 'nhà' cho người đã khuất - 13/04/2014 22:10
- Việt Nam thành cường quốc ăn mì gói: Ai có lợi? - 13/04/2014 21:59
- Trái bầu khô: Cầu nối tình duyên của người M’nong - 12/04/2014 19:46
- Phu đào vàng tại Quảng Nam bị đối xử như nô lệ - 12/04/2014 19:09
- Những con phố không ngủ ở Sài Gòn - 12/04/2014 18:56
- Ðà Nẵng xây cầu đi bộ $35 triệu, bị chống kịch liệt - 10/04/2014 14:44
- Cô dâu Việt và trở ngại ngôn ngữ - 08/04/2014 17:28
- Vỉa hè Sài Gòn, 'thượng vàng hạ cám' - 03/04/2014 20:41
- Hàng ngàn xe chở dưa sang Trung Quốc kẹt ở biên giới - 29/03/2014 20:06