Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Khủng hoảng trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ

niamey us embassy


Đại sứ quán Mỹ tại Niamey, Niger, vẫn không lãnh đạo.
diplomacy.state.gov


Từ nhiều tháng nay, khoảng 30 cơ quan đại diện của Mỹ ở nước ngoài không có đại sứ, trong số này có Ả Rập Xê Út, Canada hay Maroc.

Cuộc khủng hoảng trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ là một trong những hội chứng của tình trạng bế tắc do các cuộc đấu đá giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng hòa tại Nghị viện, ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Từ Washington, thông tín viên Anne Marie Capomaccio gửi về bài tường trình sau đây :

« Hoa Kỳ không có đại sứ ở khoảng ba chục quốc gia và quy trình bổ nhiệm đại sứ hoàn toàn bị kẹt cứng ở Washington.
 Các nhà ngoại giao, sau khi được chính quyền lựa chọn làm đại sứ, còn phải được Thượng viện Mỹ chấp thuận.
 Tỷ lệ phiếu thuận phải là 60 trên 100. Thế nhưng, tại Thượng viện, đảng Dân Chủ chỉ có 54 Thượng nghị sĩ.

Để gây khó khăn cho Nhà Trắng, từ nhiều tháng qua, phe đối lập kéo dài quy trình xem xét. Thế nhưng, việc ngăn cản thủ tục phê chuẩn mới chỉ gia tăng trong thời gian gần đây, sau khi chính quyền Obama đã thông qua một quy định mới, cho phép bổ nhiệm nhanh chóng các đại sứ tại những quốc gia quan trọng đối với Washington.

Hậu quả là Ả Rập Xê Út và Koweit không có đại sứ Mỹ, tình hình cũng tương tự tại Cameroon, Mauritania, Niger, Achentina, Colombia.

Vậy điều gì sẽ xẩy ra đối với trường hợp Trung Quốc và Nga, khi các đại sứ hết nhiệm kỳ đã trở về Washington và còn nhiều hồ sơ tế nhị cần phải xử lý.

Chính quyền các nước liên quan không có người đối thoại trực tiếp và cảm thấy khó hiểu về những giải thích của Bộ Ngoại giao Mỹ.
 Một số quốc gia cho rằng việc không có đại sứ là một hình thức trừng phạt trá hình của Washington.

Các thủ thuật trả đũa mang mầu sắc chính trị giữa đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã làm cho hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ bị bế tắc ».


Switch mode views: