Hội nghị G20 khai mạc trong bối cảnh bất đồng thương mại và khí hậu
- Thứ Sáu, 30 tháng Mười Một năm 2018 23:50
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Tổng thống Achentina, Mauricio Macri (P) tiếp đồng nhiệm Mỹ, Donald Trump đến dự thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires, ngày 30/11/2018.
REUTERS/Kevin Lamarque
Các lãnh đạo nhóm G.20, đại diện cho các cường quốc công nghiệp và hàng đầu trên thế giới và các nước đang vươn lên, đã tề tựu về Buenos Aires, thủ đô Achentina, để tham gia hội nghị thượng đỉnh khai mạc ngày hôm nay 30/11/2018.
Trong hai ngày, lãnh đạo các nước sẽ thảo luận nhiều hồ sơ quan trọng trong đó quan trọng nhất là vấn đề thương mại thế giới cũng như hồ sơ khí hậu.
Theo giới phân tích, các cuộc thảo luận sẽ rất căng thẳng do các bất đồng quan điểm giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc, và không loại trừ khả năng thượng đỉnh G20 không ra được thông cáo chung.
Hãng tin Anh Reuters nhận định tranh chấp thương mại gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, xuất phát từ chủ trương bảo hộ mậu dịch của tổng thống Mỹ Donald Trump, sẽ là chủ đề bao trùm hội nghị lần này.
Bên cạnh đó, hồ sơ khí hậu, với những biện pháp cần thiết để đấu tranh hiệu quả chống hiện tượng trái đất bị hâm nóng cũng sẽ gây căng thẳng giữa các phái đoàn, nhất là giữa tổng thống Mỹ Donald Trump, một người không tin vào việc khí hậu bị hâm nóng, với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nước chủ trương thúc đẩy việc bảo vệ trái đất, chống lại những tác hại đối với môi trường.
Theo đặc phái viên RFI Véronique Rigolet tại Buenos Aires, tổng thống Pháp sẽ có cuộc họp hôm nay với các lãnh đạo châu Âu trong nhóm G.20 để bảo vệ quan điểm của Paris trên các vấn đề thương mại và khí hậu.
Một nhà ngoại giao Pháp khẳng định rằng tổng thống Pháp sẵn sàng liên kết các đồng minh thành một khối 17, 18, thậm chí 19 thành viên để đối đầu với Mỹ trên các hồ sơ này.
Ngoài hai hồ sơ lớn trên, các vấn đề địa chính trị như cuộc chiến tại Yemen, hậu quả của vụ nhà báo Ả Rập Xê Út Jamal Khashoggi bị giết hại, cuộc khủng hoảng Nga - Ukraina vừa bùng lên, cũng sẽ được bàn thảo trong vô số các cuộc gặp song phương.
Lập trường khác biệt giữa các nước có nguy cơ làm cho hội nghị thất bại, vì cho đến hôm nay, các nước vẫn còn tranh cãi với nhau về nội dung bản thông cáo chung.
Khả năng không ra được thông cáo chung như tại Thượng đỉnh APEC mới đây, hay bất đồng lộ rõ giữa Mỹ và các nước khác như ở thượng đỉnh G7 tại Canada tháng 6/2018 không thể loại trừ.
Tin mới
- Indonesia: Phe Hồi Giáo cực đoan phô trương thanh thế tại Jakarta - 02/12/2018 21:39
- Nước Mỹ chuẩn bị quốc tang cựu tổng thống Bush cha - 02/12/2018 21:31
- Putin: Chiến sự ở Ukraina còn tiếp tục ngày nào còn chế độ Porochenko - 02/12/2018 21:24
- Tokyo sẵn sàng tịch thu tài sản của Hàn Quốc trên đất Nhật - 01/12/2018 18:28
- Thêm một người lính Bắc Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc - 01/12/2018 18:19
- Paris hủy bỏ tư cách công dân danh dự của bà Aung San Suu Kyi - 01/12/2018 15:33
- Nội bộ chính phủ Slovakia bất đồng vì thương vụ mua F-16 của Mỹ - 01/12/2018 14:59
- Nửa tỷ khách hàng của tập đoàn khách sạn Marriott bị đánh cắp dữ liệu - 01/12/2018 14:50
- Ngày Quốc Tế phòng chống Sida: Vẫn còn gần 1 triệu ca tử vong - 01/12/2018 14:41
- Việt Nam tìm kiếm hợp tác để đối phó với Trung Quốc - 01/12/2018 00:15
Các tin khác
- Sau APEC đến lượt G20 bị cuộc đọ sức Mỹ-Trung chi phối - 30/11/2018 23:43
- Bán đảo Triều Tiên: Đoàn xe lửa Hàn Quốc tiến ra Bắc - 30/11/2018 23:17
- Bulgari cho Bắc Kinh dẫn độ một viên chức Trung Quốc về nước - 30/11/2018 23:11
- Ukraina : Thượng viện Mỹ ra nghị quyết lên án Nga gây hấn - 30/11/2018 23:03
- Chống tăng giá xăng : Thủ tướng Pháp tiếp đại diện phe biểu tình - 30/11/2018 17:11
- Syria đáp trả mạnh mẽ đợt oanh kích của Israel - 30/11/2018 16:33
- Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc : Mô hình lừa đảo - 29/11/2018 21:39
- Hàn Quốc buộc Mitsubishi bồi thường cho lao động cưỡng bức thời chiến. - 29/11/2018 21:16
- Việt Nam : Công an bắt giam trùm tài phiệt Trần Bắc Hà - 29/11/2018 21:08
- Điều tra nghi án Nga : Trump lại tấn công công tố viên Mueller - 29/11/2018 20:59