Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Leonardo da Vinci gây bất hòa Pháp - Ý

Leonardo da Vinci

"La Joconde", kiệt tác của Leonardo da Vinci, được trưng bày tại viện bảo tàng Louvre, Paris.
AFP/ Jean Pierre Muller

Năm 2019 là kỷ niệm 500 năm ngày Leonardo da Vinci qua đời, nhưng các tác phẩm của nhà danh họa này lại đang gây bất hòa giữa hai nước láng giềng Pháp, Ý.

Trên báo chí Ý ngày 17/11/2018, Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa của Ý, bà Lucia Borgonzoni, thuộc đảng cực hữu Liên Đoàn (Lega), đã đòi xét lại một thỏa thuận cho mượn tranh giữa nước Ý với viện bảo tàng Louvre của Pháp.

Theo thỏa thuận này, Roma cam kết sẽ cho Pháp mượn các bức tranh của Leonardo da Vinci để triển lãm ở viện bảo tàng Louvre nhân dịp 500 năm ngày giỗ của nghệ sĩ Ý.
Nhưng nay bà Borgonzoni cho là nội dung của thỏa thuận này là “không thể chấp nhận được”.

Quốc vụ khanh Ý cho rằng Leonardo da Vinci là người Ý, ông ấy chỉ chết ở bên Pháp và theo bà, nếu cho viện bảo tàng Louvre mượn tranh của ông, nước Ý sẽ bị gạt sang bên lề một sự kiện văn hóa quan trọng.

Sinh năm 1452 tại Toscana, Leonardo da Vinci đúng là chỉ sống có vài năm cuối đời tại Pháp, nơi mà ông trút hơi thở cuối cùng vào năm 1519.
Nhưng Pháp tự cho là mình có quyền đứng ra tổ chức kỷ niệm 500 ngày giỗ của Leonardo da Vinci.

Vấn đề là có thể gọi nhà danh họa là người Ý được không?

Theo sử gia Pascal Brioist, một chuyên gia vào thời Phục Hưng, vào thời đó, chưa hề có nước Ý, mà lúc đó chỉ có các công quốc và ở bên Pháp tài năng của Leonardo da Vinci được đánh giá cao hơn.

Vào năm 1515, ông đã quyết định sang sống ở Pháp theo lời mời của vua François Đệ nhất, vì thấy mình không còn được giáo hoàng Leon X trọng dụng nữa, mà lại đang bị các họa sĩ thế hệ trẻ như Rafael hay Michel Ange cạnh tranh.
Sử gia Pascal Brioist nhắc lại rằng đây không phải là lần đầu tiên mà Leonardo da Vinci trở thành đối tượng tranh chấp Pháp - Ý.

Vào năm 1911, bức tranh nổi tiếng La Joconde của ông, trưng bày ở viện bảo tàng Louvre, đã bị một anh thợ người Ý đánh cắp, vì anh ta muốn trả lại bức tranh này cho quê hương của nó.
Mãi đến năm 1913, người ta mới tìm lại được La Joconde.

Vào thời nhà độc tài Mussolini, trong những năm 1930, phe phát xít đã tôn vinh Leonardo da Vinci như là hiện thân của sự vĩ đại của nước Ý.
 Gần đây nhất, nhiều cư dân mạng của Ý đã bày tỏ phẫn nộ khi thấy viện bảo tàng Louvre dùng hình tượng La Joconde để ăn mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá Pháp trong Cúp thế giới 2018.

Switch mode views: