Vì sao Viktor Orban đặt dân Hungary trong nỗi sợ tứ bề thọ địch ?
- Thứ Năm, 20 tháng Chín năm 2018 20:35
- Tác Giả: Tú Anh, Hoàng Nguyễn
Thủ tướng Hungary Viktor Orban (G) và đồng nhiệm Bulgari Boiko Borisov (P) đi thị sát đường biên giới Bulgari-Thổ Nhĩ Kỳ, gần Lesovo, Bulgari, ngày 14/09/2016REUTERS/Stoyan Nenov/File Photo
Từ ba năm nay, nước Hungary của thủ tướng Viktor Orban tràn ngập những luận điểm cực đoan : di dân, tổ chức thiện nguyện,người đồng tính, tỷ phú Mỹ gốc Hungary George Soros, Bruxelles là những « kẻ thù » mới đe dọa bản sắc dân tộc.
Nghị quyết của Nghị Viện Châu Âu lên án Budapest chà đạp các giá trị chung của Liên Hiệp Châu Âu, bật đèn xanh sử dụng điều 7 Hiến chương trừng phạt thành viên vi phạm.
Nhưng đa số dân chúng Hungary, qua nhiều cuộc bầu cử, chứng tỏ họ ủng hộ quan điểm của Nhà nước.
Cuối tuần qua tại Budapest, các đảng cánh tả thân châu Âu đã tập họp khoảng 1000 người biểu tình chống thủ tướng Viktor Orban sau khi Nghị Viện Châu Âu biểu quyết thuận đề nghị phát khởi điều 7 Hiến chương để trừng phạt Hungary, từ khi ông Viktor Orban lên cầm quyền, nhất là trong ba năm gần đây.
Trong bản thông cáo, ban tổ chức nhận định : Châu Âu đứng bên cạnh chúng ta. Đã đến phiên chúng ta hành động.
Orban và đảng Fidesz bị thua ở Nghị Viện Châu Âu, nước Hungary chiến thắng.
Trên thực tế, chính quyền Budapest đang chiếm thế thượng phong.
Đảng Fidesz và bộ máy truyền thông trong tay chính phủ ngày đêm đặt dân chúng vào tâm trạng nhìn đâu cũng thấy khủng bố, cũng thấy kẻ thù, kể cả Bruxelles .
Cứu tinh duy nhất có thể tin cậy được là …thủ tướng Orban.
Vì sao một chế độ độc đóan luôn cần một kẻ thù ?
Từ Budapest, thông tín viên Hoàng Nguyễn phân tích thủ đoạn chính trị của Viktor Orban, thủ tướng Hungary từ 1998 đến 2002 và từ 2010 đến nay.
Hoàng Nguyễn :
Những cáo buộc của châu Âu và các tổ chức đối lập về chuyện nội các của Viktor Orban vi phạm giá trị châu Âu và nhân quyền không phải là mới.
Nó xuất phát từ những năm 2001, 2002 khi Hungary lập bản Hiến pháp mới .
Bộ Hiến pháp đó cho đến nay được sửa đổi đến lần thứ 7 và càng ngày thì những nội dung được sửa đổi theo chiều hướng « bê-tông hóa » chính quyền của họ.
Nhưng nét nhấn của nó khởi đi từ năm 2015 từ khi có làn sóng di dân tị nạn nổi lên ở châu Âu như một trong những vấn nạn.
Hung sửa luật hình sự để vấn đề di dân trở thành tội hình sự với những hình phạt hết sức nghiêm khắc đối với những di dân nhập cư bất hợp pháp… trong một thời gian không dài, nước Hung cũng chịu một làn sóng di dân độ 300.000 người nhưng đại đa số họ không ở lại Hungary, chỉ xem nước này là trạm trung chuyển.
Chỉ có một hay hai trăm người xin ở lại, nhưng đa số không được quy chế tị nạn…Cho nên, nói Hungary tứ bề thọ địch chỉ là con bài chính trị của ông Orban và ông đã thực hiện một cách hữu hiệu, từ ba năm nay, tạo dựng ra những kẻ thù, có thể là kẻ thù tiềm ẩn và những kẻ thù mà ông coi là hiện hữu.
Người dân Hungary, do nghe qua hệ thống truyền thông trong tay chính quyền, cho đến bây giờ phải nói là đa số đã tin theo.
Đặc biệt là liên quan đến di dân, tị nạn thì kéo theo các tổ chức dân sự, tổ chức thiện nguyện thì đều được dán cái « mác » ăn tiền nước ngoài, thậm chí làm gián điệp cho nước ngoài…. đem di dân vào châu Âu làm hỏng bản đồ dân số châu Âu cũng như là nền văn minh Thiên Chúa Giáo.
Các biện pháp lập hàng rào 180 cây số là để bảo vệ bản sắc của Hung lẫn châu Âu mà Hung là tuyến đầu.
Để bản sắc của Hung không bị xâm hại thì phải cần sự bảo vệ mà sự bảo vệ vững chắc không đến từ Châu Âu mà đến từ Viktor Orban.
Sự kiện người dân nghĩ như thế tạo điều kiện thuận lợi cho nội các Orban tồn tại vững vàng qua nhiều kỳ bầu cử… và cho đến bây giờ Viktor Orban được xem là một anh hùng, trong mắt nhiều người Hungary… »
Related news items:
Tin mới
- Di dân : Trump "xúi" Tây Ban Nha xây tường biên giới cắt ngang sa mạc Sahara - 21/09/2018 18:36
- Brexit : Châu Âu cứng giọng với Anh - 21/09/2018 17:55
- Mỹ gây sức ép buộc các tập đoàn Đức ngưng làm ăn tại Iran - 21/09/2018 17:23
- Chủ tịch Cuba tiếp Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Bob Corker - 21/09/2018 17:13
- Hòa bình Syria : Matxcơva « lực bất tòng tâm » - 21/09/2018 17:04
- Thượng đỉnh Liên Triều 3 : Tổng thống Hàn Quốc táo bạo hay ngây thơ ? - 21/09/2018 00:08
- Mỹ tuyên bố sẵn sàng nối lại đàm phán với Bắc Triều Tiên về phi hạt nhân hóa - 20/09/2018 23:42
- Mỹ-Philippines thảo luận về hồ sơ Biển Đông - 20/09/2018 22:48
- Cựu thủ tướng Malaysia ra tòa, bị cáo buộc biển thủ 681 triệu đô la - 20/09/2018 22:38
- Châu Âu: Hồ sơ nhập cư và Brexit vẫn gây chia rẽ ở thượng đỉnh Salzbourg - 20/09/2018 20:47
Các tin khác
- Phi cơ Nga bị bắn hạ ở Syria, Israel cử phái đoàn đến Matxcơva - 20/09/2018 15:52
- Ankara tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhập quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ - 20/09/2018 15:45
- Lãnh đạo Nam Bắc Triều Tiên viếng thăm đỉnh núi thiêng Paektu - 20/09/2018 15:35
- Tàu ngầm Nhật tập trận ở Biển Đông: Tokyo thách thức Bắc Kinh mạnh hơn - 19/09/2018 18:21
- Tòa Án Hình Sự Quốc Tế điều tra về hồ sơ Rohingya - 19/09/2018 18:14
- Mỹ buộc truyền thông Trung Quốc đăng ký như cơ quan nước ngoài - 19/09/2018 18:06
- Máy bay Nga bị bắn hạ tại Syria : Putin và Netanyahu đấu dịu - 19/09/2018 16:47
- Vì sao Nga bị cáo buộc « can thiệp » vào Macedonia ? - 19/09/2018 16:37
- Ba Lan sẵn sàng chi 2 tỉ đô la để có căn cứ quân sự Mỹ - 19/09/2018 16:28
- Đức : Angela Merkel cách chức lãnh đạo sở phản gián - 19/09/2018 16:21