Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Phương Tây bất đồng về điều tra nhân quyền ở Miến Điện

myanmar-rohingya tinan
Người tị nạn Rohingya tại trại tạm cư Kutupalang ở Bangladesh. Ảnh chụp ngày 12/02/2017.
REUTERS/Mohammad Ponir Hossain

Ngày 13/03/2017, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về tình trạng nhân quyền Miến Điện đệ trình lên Hội Đồng Nhân Quyền báo cáo về các tội ác nhắm vào sắc tộc thiểu số Rohingya theo đạo Hồi.

Bà Yanghee Lee yêu cầu Liên Hiệp Quốc thành lập ủy ban quốc tế, điều tra về những « tội ác chống nhân loại » do quân đội chính phủ gây nên.

Nhưng một số quốc gia châu Âu quan niệm rằng cần để cho Naypyidaw có thêm thời gian giải quyết khủng hoảng tại bang Arakan.

Thông tín viên đài RFI Rémy Favre từ Rangun giải thích thêm về thái độ khoan dung của phương Tây:

« Theo nhà ngoại giao Yanghee Lee, quân đội Miến Điện đã phạm tội ác chống nhân loại trong phạm vi bang Arakan, miền tây Miến Điện, qua những vụ giết người không xét xử, hay các vụ hãm hiếp tập thể.

Hơn 74.000 người Rohingya phải chạy sang Bangladesh tị nạn trong những tháng gần đây.
 Bà Yanghee Lee mong muốn thành lập một ủy ban quốc tế điều tra về những tội ác  tại quốc gia Đông Nam Á này, tương tự như các ủy ban đã được thành lập để điều tra về tình hình nhân quyền tại Syria hay Bắc Triều Tiên.

Tuy nhiên, tất cả các nước châu Âu không ủng hộ sáng kiến này.
 Giải Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi, cố vấn Nhà nước, đã yêu cầu có thêm thời gian để giải quyết khủng hoảng tại bang Arakan.
Do vậy, một số nước châu Âu không muốn làm xấu đi hình ảnh của bà Aung San Suu Kyi, mới cầm quyền chưa đầy một năm nay.

Thái độ khoan dung này trái ngược hẳn với những hành động vi phạm nghiêm trọng của quân đội chính phủ tại bang Arakan.
Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Yanghee Lee ghi nhận những trường hợp trẻ em Rohingya bị đốt cháy.

Trong khi đó, phát ngôn viên đảng của Aung San Suu Kyi lại cho rằng nhà ngoại giao quốc tế này đã "thổi phồng" sự thật.
Vẫn theo quan chức nói trên, khủng hoảng ở bang Arakan là vấn đề nội bộ của Miến Điện. Nói cách khác, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ không nên can dự vào hồ sơ này ».

Switch mode views: