Đức nghe lén nhiều hãng truyền thông nước ngoài
- Thứ Bảy, 25 tháng Hai năm 2017 21:24
- Tác Giả: Thu Hằng
Ảnh minh họa
Reuters
Cục Tình Báo Liên Bang Đức (BND) đã do thám các nhà báo của nhiều cơ quan truyền thông nước ngoài, như BBC, New York Times hay hãng tin Reuters.
Thông tin trên được tuần báo Đức Der Spiegel khẳng định ngày 24/02/2017.
Theo một số đoạn trích trong bài báo của tuần san có tiếng tại Đức và được phát hành ngày 25/02, từ năm 1999, Cục Tình Báo Liên Bang Đức đã xếp vào danh sách nghe lén « ít nhất 50 số điện thoại, số fax hay địa chỉ thư điện tử » của các nhà báo và ban biên tập.
Trả lời AFP, nhà báo Martin Knobbe của tuần san Đức cho biết « không rõ hoạt động theo dõi này được tiến hành từ bao giờ. Chúng tôi nghĩ hiện giờ nó không còn hoạt động, nhưng chúng tôi không chắc chắn lắm ».
Trong danh sách theo dõi có « vài chục » số điện thoại của các nhà báo làm việc cho đài BBC tại văn phòng ở Luân Đôn và Afghanistan, hoặc tại ban biên tập quốc tế của BBC World.
Một số điện thoại của tờ New York Times ở Afghanistan cũng bị nghe lén.
Tương tự, nhiều số điện thoại di động và vệ tinh của hãng tin Anh Reuters tại Afghanistan, Pakistan và Nigeria cũng nằm trong danh sách.
Phát ngôn viên của BBC phát biểu với AFP rằng « rất thất vọng khi biết những thông tin này.
Lẽ ra các nhà báo của chúng tôi phải được tự do và được đảm bảo an toàn khi hoạt động, cùng với sự bảo đảm tuyệt đối cho các nguồn tin.
Chúng tôi kêu gọi các chính phủ tôn trọng quy cách hoạt động của một nền báo chí tự do ».
Được tuần san Der Spiegel trích dẫn, chi nhánh của Phóng Viên Không Biên Giới tại Đức (Reporter Ohne Grenzen), tố cáo « sự tấn công khủng khiếp nhắm vào tự do báo chí » và cho biết đang suy nghĩ để đưa vụ việc ra pháp luật.
Riêng Cục Tình Báo Liên Bang Đức không trả lời Spiegel về các tiết lộ trên.
Cơ quan này từng bị cáo buộc nghe lén bộ Ngoại Giao Pháp, phủ tổng thống Pháp và Hội Đồng Châu Âu cho cơ quan tình báo Mỹ NSA.
Cuối năm 2015, cũng tuần san Der Spiegel đã khẳng định Cục Tình Báo Liên Bang Đức do thám bộ Nội Vụ các nước Mỹ, Ba Lan, Áo, Đan Mạch và Croatia.
Tin mới
- Nghị sĩ Hàn Quốc : Bắc Triều Tiên tổ chức ám sát Kim Jong Nam - 27/02/2017 17:49
- Quyền tổng thống Hàn Quốc không kéo dài điều tra về Park Geun Hye - 27/02/2017 17:43
- Bắc Kinh cử phái viên cao cấp đến làm việc với chính quyền Trump - 27/02/2017 17:25
- Trung Quốc, Pháp vượt qua Mỹ, thành bạn hàng lớn của Ðức - 26/02/2017 21:18
- Thổ Nhĩ Kỳ trưng cầu dân ý về trao thêm quyền cho tổng thống - 26/02/2017 20:57
- Pháp: Phá đường dây buôn lậu tân dược về Việt Nam - 26/02/2017 19:51
- Thêm biểu hiện thiếu chuyên nghiệp trong bóng đá Việt Nam - 26/02/2017 19:44
- Úc và Indonesia tái lập toàn diện hợp tác quốc phòng - 26/02/2017 19:35
- Con trai cố vô địch quyền Anh Muhammad Ali bị giữ khi vào Mỹ - 25/02/2017 21:59
- Tổng thống Pháp khai mạc Hội Chợ Nông Nghiệp - 25/02/2017 21:46
Các tin khác
- Mỹ mở kênh truyền hình tiếng Nga thách thức Kremlin - 25/02/2017 21:16
- Liên Hiệp Quốc : Bắc Triều Tiên lách trừng phạt qua trung gian - 25/02/2017 15:17
- TT Duterte : Trung Quốc hiểu lầm Philippines về Biển Đông - 25/02/2017 15:10
- Philippines : Biểu tình chống chiến dịch bài trừ ma túy của Duterte - 25/02/2017 15:03
- Vụ Kim Jong Nam : Malaysia muốn phát lệnh bắt một nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên - 25/02/2017 14:57
- Bà Janet Nguyễn bị đưa ra khỏi phòng họp thượng viện - 24/02/2017 23:35
- Kỹ sư Ấn bị giết tại Mỹ, người nhập cư lo sợ - 24/02/2017 21:54
- Đức Giáo Hoàng: Thà vô thần hơn Công Giáo mà đạo đức giả - 24/02/2017 21:41
- Indiana: Tượng Chúa Jesus bị chặt đầu hai lần trong hai tuần - 24/02/2017 21:01
- Nhập cư Mêhicô : Bộ trưởng Mỹ tuyên bố sẽ không "trục xuất hàng loạt" - 24/02/2017 19:53