Việt Nam có thể mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ
- Thứ Năm, 26 tháng Năm năm 2016 16:03
- Tác Giả: Thụy My
Một chiếc chiến đấu cơ F-16 của Mỹ tại Afghanistan.
Robert Cloys / US Air Force / AFP
Sau khi tổng thống Mỹ Barack Obama loan báo chính thức bãi bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trong chuyến viếng thăm kết thúc hôm qua 25/05/2016, có nhiều ý kiến cho là Hà Nội sẽ đặt mua chiến đấu cơ F-16 và phi cơ trinh sát P-3 Orion.
Trang mạng Defense News dẫn một nguồn tin quốc phòng Mỹ nói rằng Việt Nam đang muốn cải thiện năng lực bảo vệ vùng trời của mình cũng như an ninh hàng hải, và như vậy hai loại phi cơ trên rất thích hợp.
Ngoài ra Hà Nội cũng cần các loại máy bay không người lái để giám sát trên biển.
Nguồn tin trên còn cho biết Việt Nam muốn Hoa Kỳ bán cho loại phi cơ trinh sát P-3 cùng loại với Đài Loan, có trang bị ngư lôi, trước đây bị ngăn trở bởi lệnh cấm vận, còn chiến đấu cơ F-16 thì cùng kiểu mà Mỹ đã bán cho Indonesia.
Tờ Sputnik của Nga hôm qua dẫn lời nhà cựu ngoại giao Mỹ Jim Jatras cho biết, Việt Nam có thể quan tâm đến các chiến đấu cơ như F-16 của Lockheed hay F/A-18 Super Hornet của Boeing.
Bên cạnh đó là các tuần duyên hạm do Lockheed Martin và General Dynamics sản xuất, cũng như các loại vũ khí thông minh của hãng Raytheon và Boeing.
Trước đó nhà phân tích Mark Bobbi của IHS cũng đã nhận định, quân đội Việt Nam cần các phi cơ tuần tra trên biển như loại P-3Cs của hãng Lockheed, cũng như các máy bay tiếp liệu trên không như KC-46 của hãng Boeing.
Còn về tuần duyên hạm, Hà Nội cần loại nhỏ hơn của Hải quân Mỹ và được thiết kế để hoạt động gần bờ.
Theo ông Jim Jatras, việc bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam là một bước tiến mới trong đối đầu Mỹ-Trung.
Việt Nam là nước nhập khẩu vũ khí đứng thứ tám trên thế giới, với mục đích tự vệ trước Trung Quốc, và nếu Hà Nội mua nhiều thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ thì có thể trở thành một Ả Rập Xê Út khác đối với Mỹ, có nhiều ảnh hưởng hơn.
Chính quyền Obama có cùng quan ngại trước thái độ quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông, như NATO đã lo ngại trước sự hiện diện của Nga ở vùng Baltic và Hắc Hải.
Còn theo The Diplomat, việc Hoa Kỳ bỏ cấm vận vũ khí trước mắt chưa ảnh hưởng gì đến Matxcơva, bạn hàng lâu năm của Hà Nội, nhưng về lâu về dài sẽ có tác động.
Về phía Trung Quốc cũng là khách hàng mua vũ khí Nga, rất muốn đa dạng hóa nguồn cung, nhưng vẫn bị ngăn chận bởi lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989.
Tin mới
- Biển Đông : Ngư dân Việt Nam trên tuyến đầu - 27/05/2016 16:24
- Memorial weekend sẽ tấp nập xe cộ nhất kể từ 2005 - 27/05/2016 00:10
- Giá dầu tăng lên mức trên 50 USD vì nguồn cung ít đi - 26/05/2016 23:44
- Tổ chức Y tế Thế giới: Tuổi thọ toàn cầu gia tăng đáng kể - 26/05/2016 23:37
- Chuyến thăm của Tổng thống Obama: Bước tiến lớn trong quan hệ Mỹ-Việt - 26/05/2016 21:51
- Một nhà hoạt động môi trường TQ chết trong lúc bị câu lưu - 26/05/2016 21:41
- D.Trump chắc chắn sẽ là ứng viên chính thức của đảng Cộng Hòa - 26/05/2016 20:38
- Vụ tai tiếng email của bà Clinton lại bị khơi dậy - 26/05/2016 19:35
- Chống phán quyết về Biển Đông: Trung Quốc tìm kiếm liên minh - 26/05/2016 19:28
- Ngành luyện kim kêu gọi G7 có biện pháp trước thép giá rẻ Trung Quốc - 26/05/2016 16:06
Các tin khác
- Biển Đông : Anh yêu cầu Trung Quốc chấp nhận phán quyết của Tòa án Trọng Tài - 26/05/2016 15:04
- H. Clinton bị cáo buộc vi phạm nguyên tắc dùng thư điện tử mật - 26/05/2016 14:59
- Pháp : Mỗi năm phí phạm 10 triệu tấn thực phẩm - 26/05/2016 14:37
- Pháp : Đình công ở tất cả các nhà máy điện hạt nhân - 26/05/2016 14:32
- Tướng Mỹ : Quân đội Hoa Kỳ - Việt Nam có thể thao dượt chung - 26/05/2016 14:07
- Ứng cử viên Trump lại đến Quận Cam - 25/05/2016 23:43
- Từ Bún Chả Tới Ngôi Chùa - 25/05/2016 23:27
- Hội đàm Obama-Abe trước Thượng đỉnh G7 - 25/05/2016 16:44
- Nhật Bản – Hoa Kỳ : Một liên minh ra đời trong đớn đau - 25/05/2016 16:35
- Con gái chủ nhà sách Hồng Kông « mất tích » kêu cứu Mỹ - 25/05/2016 16:13