Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thủ tướng Nhật vận động tạo mặt trận chung về Biển Đông tại G7

germany-japan 2



Thủ tướng Nhật S.Abe (trái) và đồng nhiệm Đức A. Merkel, hai thành viên của G7.
© Reuters

Theo báo Nhật Japan Times ngày 15/05/2016, tại thượng đỉnh G7 vào cuối tháng 5/2016 thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ cố gắng thuyết phục các đối tác thành lập một mặt trận thống nhất chống lại các hành động “gây hấn” của Trung Quốc trên Biển Đông.

Một quan chức chính phủ Nhật tiết lộ, ông Shinzo Abe hy vọng có thể đề cập đến hồ sơ Biển Đông nhân kỳ thượng đỉnh G7 dự kiến mở ra trong hai ngày 26-27/05/2016, tại Ise Shima - tỉnh Mie.

Thủ tướng Nhật mong có thể tái khẳng định với lãnh đạo các nước tham dự gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Hoa Kỳ đến tầm quan trọng của việc tuân thủ các phán quyết của tòa án dựa trên luật quốc tế.

Trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, Tokyo tin rằng phán quyết sắp tới đây của Tòa Án Trọng Tài Liên Hiệp Quốc La Haye sẽ đưa ra phán quyết là những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh đối với hầu hết toàn bộ diện tích Biển Đông là không hợp pháp.

Tuy nhiên, theo nhận định của một quan chức chính phủ Nhật Bản với tờ báo Japan Times ngày 14/05/2016, “vấn đề đặt ra liệu nhóm G7 có thể đạt được một đồng thuận (về các giải pháp) và có bao nhiêu thành viên trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á sẽ chịu đi theo các đề xuất của G7”.

Khác với Nhật Bản và Hoa Kỳ, các nước châu Âu không mấy bận tâm đến tình hình Biển Đông và chỉ tập trung nhiều vào việc duy trì các mối quan hệ có lợi về mặt kinh tế với Bắc Kinh.

Dù vậy, hồi tháng 4/2016, tại hội nghị ngoại trưởng nhóm G7 được tổ chức ở thành phố Hiroshima, trong một tuyên bố chung, các bên đã kêu gọi “tất cả các nước nên theo đuổi các giải pháp hòa bình và giải quyết các tranh chấp lãnh hải… phù hợp với luật pháp quốc tế” cũng như “thực hiện đầy đủ bất kỳ quyết định nào do các quan tòa và tòa án có liên quan đưa ra”.

Ông Abe cũng hy vọng sẽ huy động được sự ủng hộ của nhiều quốc gia châu Á khác - bao gồm cả các bên tranh chấp Biển Đông - những nước sẽ tham gia vào một phiên họp G7 mở rộng.

Switch mode views: