Việt Nam đề nghị Nhật Bản cung cấp tầu tuần duyên
- Thứ Sáu, 06 tháng Năm năm 2016 21:09
- Tác Giả: Thu Hằng
Ngoại trường Nhật Fumio Kishida và đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh trong cuộc họp báo ngày 06/05/2016 tại Hà Nội.
REUTERS/Kham
Hà Nội đã đề nghị Nhật Bản cung cấp tầu biển để tăng cường lực lượng tuần duyên của Việt Nam. Thêm một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ ngày càng được tăng cường giữa hai nước có tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc.
Theo hãng tin Reuters, phát biểu trước báo giới ngày 05/05/2016, phát ngôn viên Nhật Bản, ông Masato Otaka, cho biết lời yêu cầu từ phía Việt Nam được đưa ra trong cuộc hội đàm giữa ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Ngoại trưởng Nhật Bản diễn ra trong hai ngày 05 và 06/05 nằm trong khuôn khổ chuyến công du châu Á.
Ông Masato Otaka cho biết : « Việt Nam muốn có tầu tuần duyên mới ».
Tuy nhiên, thời điểm và cách thức bàn giao, giá bán và số lượng tầu vẫn chưa được quyết định.
Ông cũng nhấn mạnh : « Việt Nam nhận thấy cần phải tăng cường lực lượng hải cảnh và đó là lý do chúng tôi đáp ứng nhu cầu (của Hà Nội). Tuy nhiên, những con tầu được giao không liên quan trực tiếp đến Biển Đông ».
Việt Nam đang hiện đại hóa lực lượng quân sự. Mới đây, chính phủ đã mua sáu tầu ngầm lớp Kilo của Nga.
Hiện Nga và Ấn Độ là nguồn cung cấp vũ khí chính của Hà Nội, đồng thời tham gia huấn luyện và hợp tác tình báo.
Hà Nội cũng đã thiết lập mối quan hệ với Hoa Kỳ và các nước đồng minh của quốc gia này như Nhật Bản, Úc, Philippines, cũng như với châu Âu và Israel.
Trong ngày 06/05, ngoại trưởng Kishida dự kiến tham dự một cuộc họp của chính phủ Việt Nam, ch yếu bàn về hợp tác kinh tế. Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam, sau Hàn Quốc, với tổng trị giá các dự án lên tới 39 tỉ đô la tính tới tháng 04/2016, theo số liệu thống kê của chính phủ Việt Nam.
Trước đó, vào tháng 04/2016, hai chiến hạm của Nhật Bản đã ghé thăm vịnh Cam Ranh, miền trung Việt Nam.
Tokyo cũng đang cải thiện quan hệ với Philippines thông qua việc tăng cường hợp tác và cung cấp trang thiết bị và công nghệ quốc phòng trong năm vừa qua.
Tokyo không có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông, nhưng lo ngại về việc Trung Quốc không ngừng tăng cường hiện diện quân sự tại tuyến đường hàng hải huyết mạch của thế giới, nơi nhiều tàu thương mại của Nhật Bản đi qua.
Tin mới
- Biển Đông : Trung Quốc gọi phán quyết quốc tế là "trò hề" - 07/05/2016 19:13
- Trung Quốc chi 1 tỉ đô la cho Liên Hiệp Quốc - 07/05/2016 19:02
- Bắc Triều Tiên tổ chức Đại hội Đảng nhưng không mời Trung Quốc - 07/05/2016 18:04
- Bầu cử tổng thống Philippines : Aquino kêu gọi hợp sức chống Duterte - 07/05/2016 17:58
- Tranh chấp lãnh thổ Nga-Nhật nổi bật nhân cuộc gặp Abe-Putin - 07/05/2016 17:29
- Những vấn đề nổi bật phân định sự khác biệt giữa ông Trump, bà Clinton - 07/05/2016 04:47
- Donald Trump: Tôi không nổi giận với Việt Nam - 07/05/2016 04:35
- Hoa Kỳ : Nội bộ đảng Cộng Hòa bất đồng vì Trump - 06/05/2016 22:33
- Khí hậu: Vận động phê chuẩn thỏa thuận COP21 - 06/05/2016 22:16
- Thủ tướng Đức kêu gọi bảo vệ biên giới châu Âu - 06/05/2016 21:59
Các tin khác
- Nga-Trung tập trận chung để ngăn Mỹ triển khai THAAD - 06/05/2016 21:02
- Tập trận RIMPAC : Trung Quốc nhận lời mời của Mỹ - 06/05/2016 20:52
- Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc nợ hơn cả Hy Lạp - 06/05/2016 20:44
- Tập Cận Bình lại chống tham nhũng trong quân đội Trung Quốc - 06/05/2016 20:35
- Tập Cận Bình tấn công Đoàn thanh niên Cộng sản Trung Quốc - 06/05/2016 20:27
- Bắc Triều Tiên khai mạc Đại hội đảng, lần đầu tiên từ 36 năm - 06/05/2016 19:25
- Nữ trợ thủ đặc biệt nhất của bà Hillary Clinton - 06/05/2016 18:40
- Liên Hiệp Quốc lên tiếng về vụ cá chết ở Việt Nam - 06/05/2016 03:30
- Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp: Giọt nước đã tràn ly - 06/05/2016 00:59
- Báo chí Ai Cập đòi cách chức bộ trưởng Nội Vụ - 06/05/2016 00:39