Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Khủng hoảng Iran-Ả Rập Xê Út: Irak đề nghị làm trung gian hòa giải

Iran-Iraq

Tổng thống Iran Hassan Rohani (phải) tiếp Ngoại trưởng Irak Ibrahim Jafari, ngày 06/01/2016.
AFP PHOTO / HO / IRANIAN PRESIDENCY

Trong lúc khủng hoảng ngoại giao giữa Iran với Ả Rập Xê Út và các đồng minh theo hệ phái Sunni có nguy cơ dâng cao, khiến toàn bộ khu vực rơi vào bất ổn, Ngoại trưởng Irak có chuyến công du Iran hôm qua, 06/01/2016 nhằm đề xuất làm môi giới cho các bên xung đột.

Tại Teheran, Ngoại trưởng Ibrahim al Djafaari nhấn mạnh cuộc khủng hoảng này có nguy cơ mang lại « những hệ lụy rộng lớn », ngầm ý muốn nói là ảnh hưởng đến cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Syria.

Việc giáo sĩ theo hệ phái Shia Nimr al Nimr bị Ả Rập Xê Út hành quyết cũng gây chấn động tại Irak, nơi cộng đồng Shia chiếm đa số.

Thủ tướng Irak tuyên bố « rất bị sốc » trước việc này, nhưng ông tránh đóng cửa đại sứ quán Ả Rập Xê Út tại Bagdad theo đòi hỏi của lực lượng dân quân Shia và một bộ phận dân cư.
Về phản ứng của Iran liên quan đến chuyến công du của Ngoại trưởng Irak, thông tín viên Siavosh Ghazi tường trình từ Teheran:

Các nhà ngoại giao Iran và gia đình của họ trở về Teheran một cách lặng lẽ. Nhưng Iran vẫn giữ lập trường cứng rắn với Ả Rập Xê Út.

Tổng thống Iran Hassan Rohani và Ngoại trưởng Irak Mohammad Javad Zarif nhân chuyến công du Teheran, một lần nữa phê phán Ả Rập Xê Út, và yêu cầu Riyad ngừng mọi hành động chống Iran.

Ngoại trưởng Iran tuyên bố : Kể từ hai năm rưỡi nay, Ả Rập Xê Út đối kháng với mọi nỗ lực của ngoại giao Iran.

 Ông Mohhamad Javad Jarif kêu gọi Riyad ngừng gây căng thẳng.
Một lần nữa lãnh đạo ngoại giao Irak lên án vụ thi hành án tử hình đối với giáo sĩ Nimr, thuộc hệ phái Hồi giáo Shia, khiến biểu tình bùng nổ tại nhiều nơi, đặc biệt tại Irak và Iran.

Ngoại trưởng Irak đồng thời lên án chính sách dầu mỏ của Ả Rập Xê Út, khiến giá dầu sụt giảm.
Cuối cùng ông cáo buộc nước này đã theo đuôi Israel để chống lại thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với các cường quốc.

Chuyến công du của Ngoại trưởng Irak, quốc gia đa số dân cư theo hệ phái Shia, và đồng minh của Iran, diễn ra vào một thời điểm đặc biệt, nhằm chứng tỏ Iran không bị cô lập, trong lúc Ả Rập Xê Út tìm cách huy động các quốc gia theo hệ phái Sunni chống lại Iran.

Switch mode views: