Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

70 năm sau, Mỹ vẫn đi tìm hài cốt binh sĩ mất tích trong Đệ nhị Thế chiến

USA -tranchaucang



Quan tài các quân nhân tử trận được đưa về Trân Châu Cảng ngày 09/08/2015.
MICHAEL HOLZWORTH/US AIR FORCE

« Các ông đã trả lại cha tôi cho gia đình chúng tôi » : Cho đến nay, chính phủ Mỹ vẫn chi hàng chục triệu đô la hàng năm để tìm kiếm hài cốt những quân nhân mất tích trong Đệ nhị Thế chiến và trao trả cho gia đình của họ.

Trong các khu rừng ở Đức hoặc trong vùng rừng rậm ở Papua New Guinea, các nhóm nhân viên thuộc cơ quan tìm kiếm tù binh và quân nhân mất tích trong chiến tranh (POWMIA) vẫn tiến hành điều tra, đào bới, tìm kiếm hài cốt các binh sĩ Mỹ để mang về nước.

Cơ quan POW/MIA sử dụng các nhà khảo cổ, chuyên gia lịch sử, bác sĩ pháp y và có các phòng nghiên cứu phân tích cực kỳ hiện đại đặt tại Hawai, để nhận diện các bộ hài cốt.
Bác sĩ Stephen Johnson, một trong những chuyên gia lịch sử kiêm thám tử của POW/MIA nói với AFP là khi nghiên cứu tìm hiểu một trường hợp lính Mỹ mất tích, ông luôn nhớ tới câu nói của người phụ nữ « các ông đã trả lại cha tôi cho gia đình chúng tôi ».

Sau nhiều thập niên mong mỏi, chờ đợi, cuối cùng, bà cũng đã biết được rõ số phận của người cha, bị mất tích trong khu rừng ở Đức.
 Vào thời điểm đó, bà mới có 18 tháng tuổi. Giờ đây, bà cảm thấy tâm hồn thanh thản hơn.

Bà Sandi Jones, 60 tuổi, sống ở Montana (phía bắc nước Mỹ), kể lại rằng bà cảm thấy rất sung sướng khi cơ quan POW/MIA, hồi tháng 06/2014, gọi điện thông báo đã tìm thấy hài cốt của người chú, 70 năm sau khi ông và chiếc máy bay rơi xuống vùng rừng rậm ở New Guinea.

Quân đội Mỹ đã đưa hài cốt của ông về Hoa Kỳ và cử hành trọng thể lễ an táng với sự hiện diện của các chỉ huy lực lượng không quân Mỹ.

Đối với bác sĩ Stephen Johnson, quyết tâm tìm kiếm và mang hài cốt các binh sĩ tử trận, mất tích về nước, bằng bất cứ giá nào, đã có kể từ thời lập quốc.
Ông giải thích, tướng George Washington, vị chỉ huy quân sự đầu tiên của nước Mỹ « nghĩ rằng sự trung thành của quân đội với quốc gia gắn liền trực tiếp với sự trung thành của quốc gia đối với quân đội » và « không phải vì chết rồi mà người ta không còn là một quân nhân Hoa Kỳ ».

Vẫn theo logic này mà cơ quan POW/MIA đang chuẩn bị khai quật mộ của 388 thủy thủ và thủy quân lục chiến Mỹ, thiệt mạng trên chiến hạm Oklahoma ở Trân Châu cảng, ngày 07/12/1941.

Những bộ hài cốt không thể nhận diện được sẽ được chôn cất trong khu nghĩa trang quốc gia Thái Bình Dương.
POW/MIA hy vọng sẽ nhận diện được thông quan phân tích răng và ADN. Đây là một công việc rất công phu, đòi hỏi nhiều thời gian vì các mảnh xương lẫn lộn với nhau.

Trong khi đó, Quốc hội Mỹ đề ra mục tiêu là POW/MIA phải nhận diện được 200 bộ hài cốt mỗi năm, nhưng cơ quan này hàng năm mới chỉ nhận diện được 70 bộ hài cốt.

Các hiệp hội tư nhân như History Flight, với đội ngũ chuyên gia đa ngành, cũng tham gia và vừa tìm thấy hài cốt của hàng chục thủy quân lục chiến trên đảo nhỏ Tarawa, ở Thái Bình Dương.
Việc tìm kiếm bắt đầu từ năm 2007, tốn 1,5 triệu đô la.

Chủ tịch Hiệp hội, ông Mark Noah, phi công hàng không dân sự, nói : « Mối quan tâm của chúng tôi là vấn đề nhân đạo », đối với các gia đình, với con cái và người thân của họ.

Theo số liệu chính thức, liên quan đến thời kỳ đệ nhị thế chiến, tổng cộng vẫn còn hơn 73.000 binh sĩ Mỹ mất tích hoặc chưa nhận diện được.
 40.000 người trong số này có thể không bao giờ tìm thấy được vì mất tích trên biển.


Switch mode views: