Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Gián điệp mạng Trung Quốc xâm nhập Ấn Độ, Đông Nam Á từ 10 năm nay

cyber attaque  Ảnh minh họa  -  REUTERS
 
 
Trung Quốc bị tố cáo sử dụng gián điệp mạng xâm nhập hệ thống điện toán của Đông Nam Á và Ấn Độ.
 
 Từ năm 2005, các chính phủ, tập đoàn công nghiệp, nhà báo quan tâm đến tình hình Trung Quốc là nạn nhân của tin tặc có bí danh là APT30 mà kẻ đứng sau lưng là Bắc Kinh.
 
 Công ty an ninh mạng Fire Eye (mắt lửa) đặc trách vùng châu Á Thái Bình dương phát hiện thủ đoạn này.
 
Cơ quan bảo vệ an ninh mạng thông tin điện tử hàng đầu thế giới của Mỹ cho biết từ 10 năm nay Ấn Độ và vùng Đông Nam Á bị gián điệp mạng của Trung quốc khống chế.
 
 Theo bản báo cáo của Fire Eye công bố hôm nay (13/04) từ Singapore, đối tượng bị tấn công là chính phủ các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, các công ty xí nghiệp và phóng viên trong khu vực.
Mục tiêu tấn công là « đánh cắp các thông tin nhạy cảm một cách có hệ thống».
 
Được xem là thông tin nhạy cảm là đường lối chính trị, kinh tế và chính sách an ninh quốc phòng của khu vực, hồ sơ tranh chấp lãnh thổ lãnh hải và tất cả những chủ đề có liên quan đến « tính chính danh » của đảng Cộng sản Trung Quốc.
 
Theo bản báo cáo của Fire Eye châu Á, đặc cơ sở tại Singapore, thủ phạm đánh cắp tài liệu mật là một nhóm tin tặc có bí danh là APT30.
 Khác với những tin tặc khác, nhóm APT30 hoạt động có bài bản, có kế hoạch củng cố và phát triển phương pháp gián điệp mạng lâu dài, có nhiệm vụ chính xác và có hệ thống chứng tỏ họ được Nhà nước tài trợ.
 
Do hoạt động của họ nhằm phục vụ quyền lợi của chính quyền Trung Quốc thì chắc hẳn thế lực chống lưng phải là Bắc Kinh.
Thủ đoạn của Trung Quốc chắc chắn đã gây thiệt hại to lớn cho Ấn Độ và các quốc gia trong khu vực cũng như cho các xí nghiệp và thông tin báo chí.
 
Giám đốc kỷ thuật của Fire Eye trong khu vực châu Á Thái Bình Dương nhận định, nhóm tin tặc Trung Quốc hoạt động một cách hiệu quả và tồn tại trong 10 năm dài và đã có lần thay đổi cơ chế vận hành chứng tỏ các nạn nhân không hề hay biết bị gián điệp mạng khống chế.
 
Theo AFP, Trung Quốc chưa có phản ứng chính thức.

Switch mode views: