Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Có nên tăng phí học đường du học sinh nước ngoài?

FRANCE paris

Năm 2013, Pháp đón gần 300 000 du học sinh nước ngoài.
REUTERS/Gonzalo Fuentes

Đứng sau Hoa Kỳ và Anh Quốc, và cùng với Úc, nước Pháp, trở thành điểm đến ưa thích cho các du học sinh nước ngoài, theo như bảng xếp hạng do Unesco công bố.

Riêng trong năm 2013, Pháp đón nhận gần 300 ngàn du học sinh, tăng 11% so với năm 2008.
Câu hỏi đặt ra nước Pháp sẽ có những lợi ích kinh tế nào từ việc đón nhận sinh viên nước ngoài ?

Theo một điều tra chưa từng có do Campus France thực hiện, kết quả đưa ra khá khả quan cho nền kinh tế Pháp.
Đến mức tờ Libération cũng phải thốt lên rằng « Không, du học sinh nước ngoài không đến đây lấy bánh mì của Pháp ».

Tờ báo muốn ám chỉ đến những lập luận về chính sách siết chặt việc cấp giấy phép cư ngụ cho sinh viên nước ngoài dưới thời cựu Bộ trưởng Nội vụ Claude Gueant của chính phủ tiền nhiệm.

Theo tính toán, với mức 10000 euro/ năm/ sinh viên, chi phí học đường mà chính phủ Pháp phải chi ra là mỗi năm là 3 tỷ euro.
Ngược lại, mỗi tháng các sinh viên này phải chi ra 920 euro trong khoảng 22 tháng du học tại Pháp, theo như xác nhận của 4200 sinh viên được hỏi.

Như vậy, mỗi năm Pháp thu vô tổng cộng 3,260 tỷ euro. Ngoài ra nếu tính các khoản khác mà sinh viên phải chi ra như lệ phí hồ sơ, chi phí đi lại và các khoản chi phí phụ khác như gia đình đến thăm… nước Pháp thu được tổng cộng 4,6 tỷ euro.

Vấn đề đặt ra là Pháp có nên tăng thu phí như các nước khác trong khu vực  ?Nguồn thu này có thể bổ sung nguồn ngân sách cho các trường đại học.

Sở dĩ Pháp thu hút đông đảo du học sinh nước ngoài cũng nhờ vào mức học phí thấp so với các quốc gia khác.
Tuy nhiên, lệ phí nhập học thấp như hiện nay cũng là « tín hiệu chất lượng kém ».

Đối với Quốc vụ khanh Bộ giáo dục đặc trách bậc sau đại học bà Geneviève Fioraso thì bàn về nâng mức thu phí không còn là điều cấm kỵ nữa.
Tuy nhiên, đó cũng là một con dao hai lưỡi. Thụy Điển chẳng hạn, lượng du học sinh đã sụt giảm xuống còn 80% từ năm 2011.

Bà Geneviève Fioraso nhấn mạnh rằng « nguồn lợi từ du học sinh nước ngoài không chỉ ở mặt kinh tế và còn ở cả văn hóa.
Sau kỳ du học, họ trở về nước với một hình ảnh tốt về Pháp, họ sẽ có nhu cầu tìm mua sản phẩm Pháp, làm việc với Pháp và cần quay lại đó để du lịch ».

Switch mode views: