• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-28 01:00:53') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-28 01:00:53') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 136 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Miến Điện: Đọ súng với quân đội, hai chục phiến quân Kachin thiệt mạng

kachin



Binh sĩ Quân đội độc lập Kachin Miến Điện (KIA). Ảnh chụp ngày 22/1/2013.
REUTERS/Kaung Htet

Quân đội vì nền độc lập Kachin, vốn hoạt động mạnh tại miền bắc Miến Điện, hôm qua, 19/11/2014, ra thông báo là 22 binh sĩ của họ đã thiệt mạng trong một trận giao tranh với quân đội chính phủ.

Theo phát ngôn viên Quân đội vì nền độc lập Kachin, thì đây là thiệt hại nhân mạng lớn nhất, trong một trận đánh, kể từ nhiều năm qua.

Quân đội đã dùng pháo hạng nặng nã vào các căn cứ của phiến quân Kachin. Ngoài số bính sĩ thiệt mạng, còn có 15 người khác bị thương.

Các cuộc nổi dậy, đòi độc lập của các cộng đồng thiểu số vẫn là một trong những thách thức lớn đối với chính quyền Miến Điện, trong tiến trình cải cách, dân chủ hiện nay.
Hồi tháng Chín vừa qua, các cuộc đàm phán về ngừng bắn giữa đại diện chính quyền và các nhóm vũ trang thuộc các sắc tộc thiểu số Miến Điện đã thất bại.

Sau khi chính quyền quân sự độc tài tự giải thể, vào năm 2011, chính phủ dân sự của Tổng thống Thein Sein đã tiến hành nhiều cuộc hòa đàm với các nhóm nổi dậy và đã đạt được thỏa thuận hưu chiến với 14 trong số 16 nhóm phiến quân vũ trang.

Tuy nhiên, các cuộc thương lượng với Quân đội vì nền độc lập Kachin và Quân đội giải phóng quốc gia Ta’ang, ở bang Shan, đã thất bại.

Kể từ khi Miến Điện giành được độc lập, năm 1948, các cuộc xung đột vũ trang giữa quân đội chính phủ và các nhóm vũ trang thuộc các sắc tộc thiểu số vẫn liên tục diễn ra và trở thành nội chiến dài nhất trên thế giới.

Một năm trước ngày Miến Điện tổ chức tổng tuyển cử, các hy vọng tái lập hòa bình trên toàn quốc đã vấp phải sự nghi kỵ của các cộng đồng thiểu số và chiến sự lại tái diễn ở nhiều khu vực.


Switch mode views: