Cam Bốt: Bế tắc chính trị sắp được giải tỏa ?
- Chúa Nhật, 13 tháng Tư năm 2014 21:27
- Tác Giả: Phạm Phan / Tú Anh
Sam Rainsy, chủ tịch đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia trong buổi họp báo về tình hình bế tắc chính trị tại Phnom Penh, ngày 10/04/2014.
REUTERS/Samrang Pring
Công luận xứ chùa Tháp hy vọng sau ba ngày Tết Campuchia từ ngày 14 đến ngày 16/04 tới, chính quyền Hun Sen và đảng Cứu Nguy Dân Tộc đối lập sẽ chính thức thông báo thỏa thuận chính trị.
Cuộc khủng hoảng kéo dài từ tháng 7/2013 sau cuộc bầu cử bị đối lập và quốc tế tố cáo có gian lận.
Tuần qua, sau cuộc thương lượng với lãnh đạo đối lập Sam Rainsy, thủ tướng Hun Sen có vẻ lạc quan sau khi hai bên chấp nhận dung hòa các lập trường đối nghịch.
Từ Phnom Penh, thông tín viên Phạm Phan phân tích:
Cuộc nói chuyện qua điện thoại gần một giờ đồng hồ giữa lãnh đạo phe đối lập, ông Sam Rainsy và Thủ tướng Hun Sen trong ngày thứ Tư 09/04, tạm thời đưa đến các nhượng bộ.
Các điểm quan trọng mà hai bên đồng ý gồm:
Thứ nhất, ông Rainsy muốn cuộc bầu cử Quốc hội khóa tới diễn ra sớm hơn, có thể là đầu năm 2016.
Trong khi đó, ông Hun Sen muốn cuộc bầu cử diễn ra vào đầu năm 2018. Từ diễn biến này cho thấy, ông Rainsy mặc nhiên chấp nhận kết quả bầu cử hồi tháng 7/2013, và như thế ông Hun Sen vẫn tiếp tục cầm quyền lãnh đạo một cách hợp pháp.
Điểm thứ hai, chính quyền đồng ý sửa lại quy định về truyền thông, theo đó cho phép đối lập mở một đài phát thanh và truyền hình.
Đây được coi là thắng lợi nhỏ của phe đối lập.
Và cũng là lần đầu tiên từ lúc Cam Bốt bị cai trị theo chính thể gia đình trị của ông Hun Sen từ đầu thập niên 1980, người dân sẽ được theo dõi tin tức từ hệ thống truyền thông đối lập, khác với những gì nhà nước nói.
Thứ ba là hai bên đồng ý cải cách cơ quan bầu cử quốc gia.
Những người ủng hộ ông Sam Rainsy lại không đồng ý cuộc thương thảo này, vì họ từ trước đến nay vẫn kêu gọi hai lãnh tụ đối lập thuộc Đảng Cứu Nguy Dân Tộc là ông Rainsy và ông Kem Sokha phải tiếp tục xuống đường biểu tình đòi bầu cử lại và thay đổi lãnh đạo đất nước.
Có thể ông Rainsy sẽ phải bị chống đối từ những người từng ủng hộ ông.
Trong trường hợp, thỏa thuận được thực thi, thì Cam Bốt là quốc gia mà phe đối lập nắm trong tay cơ sở phát thanh và truyền hình, tiến bộ một cách đặc biệt so với Lào và Việt Nam.
Công chúng sẽ nhận được các thông tin từ hai phía mà trước đây chỉ do chính quyền độc quyền phát thanh và truyền hình.
Các thông tin hai chiều giúp cho công chúng thấy được trung thực các sự kiện trong nước và trên thế giới.
Tuy nhiên, theo ông Hun Sen nói, người phó của ông Rainsy là ông Kem Sokha đang ngăn trở việc ký thỏa thuận.
Ông Kem Sokha đang ở Mỹ. Sau cuộc nói chuyện với ông Hun Sen, ông Rainsy nói rằng các điểm then chốt trong thỏa thuận phải được sự đồng ý của hai nhân vật hàng đầu trong Đảng Cứu Nguy Dân Tộc.
Có tin nói có sự bất đồng giữa ông Rainsy và ông Sokha.
Tuy nhiên theo báo mạng Phnom Penh Post thì ông Rainsy phủ nhận sự chia rẽ này.
Tin mới
- Nhật Bản sẽ miễn visa cho du khách Việt Nam và Đông Nam Á - 15/04/2014 19:22
- Thanh tra giàu bất thường là 'bình thường' - 15/04/2014 04:13
- Hoa Kỳ đào tạo tiếng Anh cho hơn 100 công chức Việt Nam - 15/04/2014 04:00
- Ukraina : Bế tắc ngoại giao tại Hội Đồng Bảo An - 14/04/2014 20:24
- Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý một 2014 xuống thấp - 14/04/2014 20:03
- MH370 : Tàu ngầm thăm dò xuất trận vào lúc phát hiện một vỉa dầu loang - 14/04/2014 19:54
- Bình Nhưỡng : "Sỉ nhục Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc phải trả giá đắt" - 14/04/2014 19:47
- Ukraina: Mỹ dọa gia tăng trừng phạt Matxcơva - 13/04/2014 22:24
- Quan chức cao cấp Mỹ đầu tiên đến thăm Đài Loan - 13/04/2014 22:00
- Bắc Kinh : IMF đánh giá sai tình hình kinh tế Trung Quốc - 13/04/2014 21:38
Các tin khác
- Số thuyền nhân đổ bộ lên nước Ý tăng vọt - 12/04/2014 23:28
- Anne Pingeot : Người tình trong bóng tối của Tổng thống Pháp Mitterrand - 12/04/2014 23:17
- Ukraina : Mỹ trừng phạt các lãnh đạo Crimée - 12/04/2014 22:37
- MH370 : Úc tỏ ý bi quan về khả năng tìm được máy bay - 12/04/2014 18:19
- Trung Quốc : Mạng nước máy ở Lan Châu bị nhiễm độc nghiêm trọng - 12/04/2014 18:11
- Biển Hoa Đông : Tàu Trung Quốc vẫn khiêu khích Nhật - 12/04/2014 18:05
- Bình Nhưỡng đả kích đề nghị tiến tới thống nhất của Seoul - 12/04/2014 17:59
- Vụ thanh niên Công giáo : Đặng Xuân Diệu yêu cầu được xử đúng pháp luật - 12/04/2014 17:44
- Đất đai : Xung đột giữa công an và dân Hà Tĩnh - 12/04/2014 17:35
- Đòi xử Gorbachev 'vì để Liên Xô tan rã' - 12/04/2014 05:51