Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trung Quốc : Chất độc hại được tìm thấy trong quần áo trẻ em

Nhuomvai-TQ


Hóa chất dùng để nhuộm vải : độc tố được tìm thấy trên 12 nhãn hiệu sản xuất Trung Quốc - Getty / ChinaFotoPress


Theo hãng tin AFP, hôm nay 14/01/2014 tại Bắc Kinh, tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace đã khẳng định đã phát hiện nhiều hóa chất nguy hiểm trong quần áo trẻ em mà các công ty Trung Quốc gia công cho các nhãn hiệu lớn như Disney, Burberry hoặc Adidas.

Trong một thông cáo ra hôm nay, tổ chức bảo vệ môi trường này cho biết đã cho phân tích 82 mẫu của 12 nhãn hiệu và kết quả là đều tìm thấy trên các sản phẩm này nhiều chất độc hại cho sức khỏe con người.

Trong số các nhãn hiệu rơi vào tầm ngắm của tổ chức phi chính phủ trên có Nike, American Apperel, C&A và Gap. Các sản phẩm được xét nghiệm nêu trên được gia công ở 12 khu vực khác nhau trong đó có 1/3 là tại Trung Quốc.

Chih An Lee, một người có trách nhiệm của Greenpeace bình luận giờ đây “mua quần áo cho con cái sao cho không có chất độc hại quả thực là một cơn ác mộng đối với các ông bố bà mẹ”.

Tổ chức này kêu gọi Trung Quốc, nhà gia công đồ dệt may hàng đầu và cũng là nhà tiêu thụ hóa chất lớn nhất thế giới, hãy chấm dứt sử dụng các loại chất độc hại cho sức khỏe con người trong công nghiệp dệt may.

Đây không phải là lần đầu tiên Greenpeace đưa ra lời cảnh báo đối với các nhà sản xuẩt quần áo lớn trên thế giới.
 Trong hai năm qua, tổ chức này đã công bố nhiều nghiên cứu khoa học chỉ cho thấy trên quần áo của nhiều hiệu thời trang như Zara, Calvin Klein, Levi’s và Li Ning có nhiều hóa chất có khả năng gây ung thư hoặc rối loạn hoóc môn.

Năm 2011, tổ chức Greenpeace cũng đã công bố hai báo cáo cho thấy các nhà cung cấp sản phẩm của những tập đoàn dệt may lớn đã đầu độc nguồn nước ra sao khi cho thải vào các con sông ở Trung Quốc các loại hóa chất độc hại mà người ta có thể thấy trong những sợi vải của sản phẩm được tung ra trên thị trường.


Switch mode views: