Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Irak phản đối Thổ Nhĩ Kỳ tham gia giải phóng Mossoul

iraq-mosul 3

Lực lượng Kurdistan tại thành phố Naweran, gần Mossoul. Ảnh ngày 23/10/2016.
Reuters

Ngày 22/10/2016, thủ tướng Irak thông báo không chấp nhận sự hỗ trợ của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến dịch giải phóng Mossoul khỏi tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Mossoul là thành phố lớn thứ nhì của Irak, bị Daech kiểm soát từ năm 2014.

Tuyên bố được đưa ra sau cuộc gặp với bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Aston Carter. Thủ tướng Irak Haider Al-Abadi tuyên bố :
“Chúng tôi vui mừng về các quan hệ tốt đẹp với láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ… Tuy nhiên, trận chiến Moussoul là chiến dịch của người Irak, Irak tự lên kế hoạch và tự mình thực hiện”.

Trước đó, Mỹ tỏ ý hoan nghênh việc Ankara tham gia vào chiến dịch này, nhưng Bagdad thường xuyên khẳng định không muốn Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ.

Hôm nay, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tới Erbil, Irak, thủ phủ vùng tự trị Kurdistan. Lực lượng Kurdistan Irak cũng tham gia vào chiến dịch Mossoul, nhưng không trực tiếp tiến quân vào thành phố này.
Theo thỏa thuận với chính quyền Bagdad, quân Kurdistan sẽ dừng lại ở khu vực cách thành phố khoảng 20 km.

Quân đội Irak tiến sát Mossoul

Về cuộc chiến giải phóng Mossoul, sau sáu ngày chiến đấu, quân đội Irak đã tiến sát thành phố. Từ Qayarah, sở chỉ huy chiến dịch, thông tín viên Sami Boukhelifa cho biết :
« Tư lệnh chiến dịch tướng Fares Abas, có vóc người to lớn, áp tai vào máy bộ đàm. Các binh lính Irak đang tiến về thành phố Mossoul từ phía nam.
 Họ chuyển về sở chỉ huy các thông tin về vị trí đóng quân và các làng đã chiếm được.

Hướng về tấm bản đồ lớn treo trên tường, viên tư lệnh chiến dịch cho biết quân đội Irak đã chiếm được tổng cộng 32 ngôi làng. Trước mặt họ là Mossoul. Vòng vây đang khép lại.

Ông khẳng định: ‘‘Chỉ trong vòng sáu ngày chúng tôi đã chiếm được toàn bộ một khu vực mà dự kiến phải cần đến hai tuần chiến đấu.
 Daech chỉ là một nhà nước ọp ẹp. Nhà nước này tồn tại được là nhờ tuyên truyền rầm rộ’’.

Trên thực tế, ngoài chuyện ‘‘tuyên truyền rầm rộ’’, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo vẫn còn duy trì được một lực lượng vũ trang khá quan trọng.
Xung quanh sở chỉ huy của quân đội Irak là rất nhiều cột khói đen dày đặc, bao phủ chân trời.

Trong khi rút lui, quân thánh chiến đã đốt cháy nhiều giếng dầu ».

Switch mode views: