Hội Đồng Giám Mục Việt Nam bác bỏ dự luật tôn giáo
- Thứ Ba, 05 tháng Năm năm 2015 15:56
- Tác Giả: Tú Anh
Giáo dân dự thánh lễ Giáng Sinh tại vùng ngoại ô Hà Nội ngày 24/12/2013.
Reuters
Cách nay 13 hôm, chính phủ Việt Nam yêu cầu các chức sắc lãnh đạo tôn giáo cho biết ý kiến về « dự thảo luật tín ngưỡng tôn giáo » mà kỳ hạn sau cùng là hôm nay 05/05/2015.
Thời gian tham khảo ngắn ngủi này bị xem là một thủ đoạn « dân chủ giả hiệu ».
Trong phần góp ý, Hội Đồng Giám Mục nhận định dự luật tín ngưỡng tôn giáo « vì chỉ quan tâm đến quyền lợi của chính quyền , đi ngược lại Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và xu thế tự do dân chủ, nên cần phải được viết lại ».
Trong một sáng kiến được xem là bất thường do bị chỉ trích vi phạm tự do tín ngưỡng, chính phủ Việt Nam yêu cầu các tổ chức tôn giáo đóng góp ý kiến về « Dự thảo luật tín ngưỡng, tôn giáo ».
Thời gian tham khảo chỉ có 13 ngày và hạn cuối phải trả lời là hôm nay 05/05/2015.
Trong thông cáo phổ biến ngày hôm qua và gửi Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng như Trưởng ban tôn giáo chính phủ Phạm Dũng, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam « nhìn nhận thiện chí » của chính quyền, nhưng chỉ ra 14 thiếu sót của dự luật và đưa ra 3 đề nghị .
Theo Hội Đồng Giám Mục, cơ quan lãnh đạo Giáo hội Công giáo Việt Nam, dự luật tôn giáo của nhà nước « chưa làm rõ mục đích của luật, không không hợp lòng dân, ý trời, không tôn trọng quyền lợi người dân, mà chỉ quan tâm đến quyền lợi của nhà cầm quyền ».
Điều « thiếu sót quan trọng nhất » của dự luật là không công nhận sự tồn tại hợp pháp của tổ chức tôn giáo, quyền sở hữu và sử dụng tài sản của tổ chức tôn giáo.
Dự luật còn quá mơ hồ, tạo kẻ hở cho hành pháp lạm dụng quyền lực để áp đặt, cưỡng chiếm đất đai, can thiệp vào sinh hoạt tôn giáo, từ việc tu hành, hoạt động cho đến đào tạo và điều này chỉ gây lo ngại và bất an cho người dân hơn là đem lại bình an.
Với nhận định « Dự thảo luật đi ngược lại Tuyên ngôn Nhân Quyền Quốc Tế và cả Hiến pháp Việt Nam », Hội Đồng Giám Mục tuyên bố không đồng ý dự luật tín ngưỡng, tôn giáo của chính phủ, yêu cầu soạn dự thảo mới cho hợp với xu thế tự do dân chủ và tầm vóc xã hội tiến bộ.
Cuối cùng, Hội Đồng Giám Mục đề nghị dự thảo mới phải công nhận tư cách pháp nhân của các tôn giáo, và phải tham khảo ý kiến từ các tổ chức tôn giáo.
Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nói chung và của một số vị giám mục nói riêng được truyền thông quốc tế xem là can đảm.
Tin mới
- Cán Bộ Đảng CSVN đã từ bỏ Đảng từ năm 1988 - 05/05/2015 22:25
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 05-05-2015 - 05/05/2015 18:39
- Obama bổ nhiệm tướng thủy quân lục chiến làm Tổng tham mưu trưởng - 05/05/2015 17:21
- Ả Rập Xê Út, một đồng minh hàm chứa nhiều bất ổn - 05/05/2015 17:13
- Tổng thống Pháp, khách mời danh dự Thượng đỉnh CCG - 05/05/2015 17:02
- “Trận đấu thế kỷ”: Pacquiao thua, Hun Sen quỵt tiền cá cược - 05/05/2015 16:49
- Phát hiện hai trại trung chuyển trái phép và một hố chôn tập thể - 05/05/2015 16:43
- Indonesia cấm xuất khẩu lao động không có tay nghề sang Trung Đông - 05/05/2015 16:29
- Tây Ban Nha phá đường dây buôn người Trung Quốc - 05/05/2015 16:19
- Việt Nam : Dự luật tôn giáo "không đáp ứng yêu cầu của quốc tế" - 05/05/2015 16:09
Các tin khác
- Hải quân Việt Nam phô trương sức mạnh - 05/05/2015 04:49
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 04-05-2015 - 04/05/2015 23:46
- Không quân Mỹ tham gia cứu trợ động đất Nepal - 04/05/2015 23:29
- Động đất ở Nepal: Giám đốc Google tử nạn. - 04/05/2015 23:17
- Texas: Xả súng trước triển lãm tranh biếm họa nhà tiên tri Mohamed - 04/05/2015 19:29
- Mỹ dỡ bỏ thiết quân luật tại Baltimore - 04/05/2015 19:21
- Đức : Bãi công lịch sử ngành đường sắt - 04/05/2015 18:13
- Công chúa chào đời, ngành dịch vụ Anh hốt bạc - 04/05/2015 18:05
- Chính sách Trung Đông của Paris tạo thành quả chính trị và quân sự - 04/05/2015 17:51
- Pháp chính thức ký hợp đồng bán chiến đấu cơ Rafale cho Qatar - 04/05/2015 17:41