Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đài Loan tiếp nhận hơn 50% lao động xuất khẩu Việt Nam năm 2014

VN-laodong- xuatkhau


Đài Loan vẫn là thị trường xuất khẩu lao động hàng đầu của Việt Nam.DR

 

Theo số liệu thống kê chính thức công bố hôm nay, 03/01/2015, trong năm 2014 đã có hơn 100.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, vượt mức chỉ tiêu đề ra là 90.000 người.

 Điều đáng ghi nhận là Đài Loan đã vươn lên thành điểm đến hàng đầu, tiếp nhận hơn 50% lao động xuất khẩu.

Tính ra, trong số 105.000 lao động Việt Nam ra ngoại quốc làm việc trong năm qua, có hơn 60.000 người qua Đài Loan, chiếm khoảng 57% tổng số lao động xuất khẩu Việt Nam trong cả năm, mức cao kỷ lục từ 14 năm nay.

Chính quyền Việt Nam giải thích đà tăng vọt này bằng hai sự kiện đồng thời : Đài Loan đang đẩy mạnh chính sách thúc đẩy kinh tế làm cho nhu cầu về lao động tăng lên, Việt Nam nắm lấy cơ hội đào tạo lao động của mình giúp họ tìm việc làm ở Đài Loan.

Song song với việc đó, số người lao động Thái Lan đến Đài Loan đã giảm bớt, cũng như Indonesia và Philippines không còn khuyến khích người lao động của họ đến Đài Loan.

Cũng theo chính quyền Việt Nam, sau Đài Loan, Nhật Bản là thị trường thứ hai của lao động xuất khảu Việt Nam với khoảng 20.000 người, kế đến là Hàn Quốc (7.000 người), Malaysia (5.000 người), Ả Rập Xê Út (.000 người), Qatar (1.000 người).

Theo phía Việt Nam, thị trường Nhật Bản sẽ rất hấp dẫn trong thời gian sắp tới, do việc Nhật Bản chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo 2020, và sẽ cần đến nhiều nhân công xây dựng.

Ngoài ra các ngành nghề nhu cơ khí chế tạo, nông nghiệp, chế biến thực phẩm cũng sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao.
Sự kiện lao động xuất khẩu Việt Nam đổ dồn qua Đài Loan tất nhiện được báo chí tại đấy chú ý.

Hãng tin Đài Loan CNA vào hôm nay đã trích nhận xét của giới phân tích thị trường lao động cho rằng khả năng về ngoại ngữ yếu kém cũng như tay nghề không cao là những trở nại lớn đối với người lao động Việt Nam, khiến họ không giữ được việc làm ở ngoại quốc.

Giới quan sát còn nêu bật tệ nạn trốn ở lại sau khi visa hết hạn, hay tự ý bỏ trốn chủ nhân cũng là những yếu tố khiến người lao động Việt Nam khó tìm được việc làm ở nước ngoài.


Switch mode views: