Indonesia tự khẳng định vai trò trung gian trong tranh chấp Biển Đông
- Thứ Tư, 25 tháng Ba năm 2015 19:09
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Jakarta,03/11/2014.
REUTERS/Beawiharta
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã có mặt ở Trung Quốc vào hôm nay, 25/03/2015, nhân chuyến công du đầu tiên từ ngày ông nhậm chức.
Trong cuộc họp thượng đỉnh vào ngày mai với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngoài các hồ sơ song phương, chắc chắn vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa Bắc Kinh và 4 nước ASEAN sẽ được hai bên đề cập đến.
Trên vấn đề này, ngay từ khi ông còn ở Nhật Bản, Tổng thống Indonesia đã cho thấy rõ là Jakarta muốn đóng một vai trò trung gian tích cực trong hồ sơ đang khuấy động quan hệ giữa Bắc Kinh và các láng giềng Đông Nam Á.
Trong bài phỏng vấn dành cho nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, người đứng đầu cường quốc đông dân nhất trong khối ASEAN đã khẳng định không một chút giấu giếm ý muốn của nước ông :
"Chúng ta cần hòa bình, chúng ta cần ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương của chúng ta.
Vì vậy, điều đó có nghĩa là Indonesia đã sẵn sàng đóng vai trò một nhà môi giới trung thực".
Quan điểm của Jakarta, theo Tổng thống Widodo vẫn là Trung Quốc và khối ASEAN phải sớm đúc kết được một bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông, "khả dĩ được tất cả các bên chấp nhận".
Có điều, đối với Tổng thống Indonesia, tiến trình đàm phán về bộ Quy tắc Ứng xử này hiện vẫn còn rất chậm chạp.
Để đóng được vai trò trung gian trong hồ sơ Biển Đông, Indonesia phải chứng tỏ được là nước này không thiên vị bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền.
Trên vấn đề này, giới quan sát đã đặc biệt chú ý đến một số tuyên bố mới nhất của Tổng thống Widodo về Biển Đông.
Trước tiên hết là tuyên bố của ông về « Đường lưỡi bò » mà Trung Quốc đã vạch ra mà theo ông « không có cơ sở chiếu theo bất cứ luật pháp quốc tế nào ».
Đây là quan điểm đã từng được nêu bật vào 2009, khi Jakarta đã gởi bản lập trường chính thức của nước này lên Ủy ban Liên Hiệp Quốc về phân định thềm lục địa.
Đây được cho là điều tối thiểu mà Jakarta có thể làm, vì lẽ đường lưỡi bò mà Trung Quốc vạch ra đã liếm vào vùng Natuna thuộc chủ quyền của Indonesia.
Dẫu sao thì lời tái khẳng định của ông Widodo được cho là có tiếng vang tốt trong các nước ASEAN.
Bên cạnh tuyên bố đó, Jakarta tuy nhiên đã có tín hiệu tung về phía Trung Quốc khi cố vấn về ngoại giao của ông Widodo Rizal Sukma cho rằng Tổng thống Indonesia chỉ đả kích đường lưỡi bò, chứ không hề nói đến các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Trả lời nhật báo Hồng Kông SCMP vào hôm nay, viên cố vấn này còn phản bác một gợi ý của Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, theo đó, ASEAN và Hoa Kỳ có thể tuần tra chung trên Biển Đông, một đề nghị đã bị Bắc Kinh cực lực đả kích.
Đối với ông Rizal Sukma, Indonesia hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, nhưng không cần đến việc Mỹ và ASEAN kết hợp tuần tra chung trong vùng Biển Đông.
Theo nhân vật này, công việc tuần tra chung hoàn toàn có thể được sắp xếp giữa các nước ASEAN với nhau.
Tóm lại, để phát huy vai trò trung gian của mình, Indonesia đã cố gắng tạo thêm sự tin tưởng, cả trong Hiệp hội Đông Nam Á, lẫn nơi Trung Quốc.
Vấn đề đặt ra là với tham vọng bành trướng không che giấu của Bắc Kinh hiện nay, liệu các khuyến nghị của nhà trung gian Indonesia có được Trung Quốc chấp nhận hay không.
Tin mới
- Chiến lược xuyên suốt của Pháp tại Cuba - 11/05/2015 20:18
- Cuba sẽ giống Việt Nam? - 20/04/2015 15:49
- Putin bán tên lửa S-300 cho Iran bất chấp cấm vận còn hiệu lực - 14/04/2015 22:51
- Iran : Sau thỏa thuận hạt nhân, nhiều triển vọng kinh tế ? - 14/04/2015 17:42
- Obama khai mở chương mới trong quan hệ với Châu Mỹ Latinh - 14/04/2015 00:11
- Bình thường hóa bang giao Mỹ-Cuba : Con đường còn dài - 12/04/2015 20:09
- Thái Lan muốn tăng cường quan hệ quân sự với Trung Quốc - 09/04/2015 23:27
- Biển Đông : Cựu cố vấn Mỹ Kissinger « tiếp tay » cho Trung Quốc - 31/03/2015 18:38
- Liên đoàn Ả Rập quyết định thành lập liên quân chống khủng bố - 30/03/2015 00:53
- Lý Quang Diệu, nhà chính trị bản lãnh - 26/03/2015 15:42
Các tin khác
- Singapore của Lý Quang Diệu mô hình mở cửa cho Trung Quốc - 24/03/2015 18:53
- Dù rắc rối nghi thức, Mỹ chấp nhận tiếp Nguyễn Phú Trọng - 23/03/2015 19:32
- Chiến lược Đông Nam Á của Nhật sẽ được bổ sung bằng yếu tố Indonesia - 21/03/2015 17:00
- Hy Lạp bị chủ nợ đặt vào thế phải cải cách - 20/03/2015 22:31
- Xung đột sắc tộc ở miền bắc, quan hệ Miến Điện -Trung Quốc rạn vỡ - 18/03/2015 19:08
- Việt Nam và Úc trên đà tiến tới quan hệ đối tác chiến lược - 18/03/2015 00:14
- Chỉ điểm và đạo đức, vấn đề nhức nhối thời hậu Cộng sản ở Đông Âu - 17/03/2015 05:15
- Luật biểu tình tiếp tục bị “treo” - 09/03/2015 19:30
- Vụ MH 370 : Vẫn những câu hỏi không lời giải - 07/03/2015 18:48
- Đường sắt Thái Lan biến thành đấu trường Nhật-Trung - 06/03/2015 20:11