Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nhật Bản tham vấn nhân sĩ về lịch sử và tương lai đất nước

abe thutuong



Thủ tướng Abe - Reuters

Ngày 26/02/2015, một hội đồng bao gồm giới sử học và chuyên gia Nhật Bản đã họp lại lần đầu tiên theo yêu cầu của Thủ tướng Shinzo Abe.

Nhiệm vụ được giao cho hội đồng « nhân sĩ » này là giúp Thủ tướng Abe soạn thảo một bản tuyên bố về lịch sử cận đại của Nhật Bản và vai trò của nước Nhật trong thế kỷ XXI, một văn kiện sẽ được các láng giềng của Nhật hết sức chú ý, 70 năm sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc, một cuộc chiến trong đó Nhật Bản đóng vai trò kẻ xấu.

Về nội dung khái quát của bản tuyên bố đó, chính Thủ tướng Abe đã ghi nhận trong lời khai mạc cuộc họp của hội đồng nhân sĩ rằng nước Nhật bị thua trận và kiệt quệ sau chiến tranh đã lấy lại được một vị trí xứng đáng trong cộng đồng quốc tế.

Ông khẳng định rằng Nhật Bản « đã góp phần vào sự ổn định và thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong vòng 70 năm qua với tư cách là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và là một đồng minh của Hoa Kỳ ».

Tuy nhiên, để giải thích lý do vì sao ông lại phải tham khảo ý kiến các nhân sĩ, Thủ tướng Abe cho rằng ông vẫn đang phân vân về cách thức mà 70 mươi năm sau cuộc chiến, Nhật Bản cần phải áp dung để tiếp tục « vai trò sứ giả hòa bình », để « chủ động đóng góp cho hòa bình, dựa trên các nguyên tắc của hợp tác quốc tế. »

Do đó, nhiệm vụ của Hội đồng bao gồm 16 nhà báo, học giả và doanh nhân này, là từ nay đến mùa hè sắp tới tìm ra được đáp án cho câu hỏi :
 « Nhật Bản có thể đề ra những chính sách và biện pháp thiết thực nào để trở thành có ích cho vùng châu Á-Thái Bình Dương và cho thế giới trong tương lai, dưới ánh sáng của 70 năm đã qua kể từ khi chiến tranh kết thúc ».

Abe cần tham vấn nhân sĩ vì bị đánh giá là diều hâu

Theo các nhà quan sát, mục tiêu sâu xa của Thủ tướng Abe khi tham vấn các nhân sĩ là làm sao cho bản tuyên bố của ông có được một vẻ đồng thuận, đặc biệt trong bối cảnh là hiềm khích vẫn tồn tại giữa Nhật Bản và các láng giềng Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nga về cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và hậu quả của cuộc chiến này.

Ông Abe luôn lặp đi lặp rằng « con đường hòa bình mà Nhật Bản theo đuổi không hề đổi hướng », đồng thời hứa sẽ tôn trọng các lời bày tỏ thái độ hối tiếc từng được những người tiền nhiệm của ông đưa ra để nhận lỗi về sự tàn bạo trước đây của quân đội Nhật Bản ở châu Á.

Thế nhưng, ông vẫn bị coi là một chính khách diều hâu, gần gũi với một thành phần theo xu hướng cực hữu tại Nhật Bản, vốn luôn luôn cho rằng Nhật Bản không thể cúi đầu nhận tội mãi mãi về quá khứ đó.

Bên cạnh đó, cũng có dư luận lo ngại về ý định thường xuyên được ông Abe bày tỏ, là muốn sửa đổi hiến pháp chủ hòa mà người Mỹ đã áp đặt trên nước Nhật sau chiến tranh.

Chỉ mới thứ Hai 23/02 vừa qua, nhân sinh nhật thứ 55 của mình, Thái tử Nhật Bản Naruhito đã gián tiếp can dự vào cuộc tranh luận, khi cho rằng người Nhật cần thiết phải « khiêm tốn nhìn lại quá khứ », và « các thế hệ đã trải qua chiến tranh cần phải truyền đạt một cách đúng đắn lịch sử và các kinh nghiệm đau thương, cho các thế hệ không biết chiến tranh ».

Đối với người sau này sẽ kế vị ngôi vua tại Nhật thì : « Một lần nữa, vấn đề làm thế nào để mang lại hòa bình và thịnh vượng cho thế giới đã được đặt ra ».


Switch mode views: