Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài

               Suy Tư Dòng Đời:

  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Lào ủng hộ các chương trình phát triển nhằm xóa bỏ việc sản xuất thuốc phiện

thuocphien-lao


Một cánh đồng trồng cây thẩu trong tỉnh Phongsali ở miền bắc Lào


Ngân hàng Phát triển Á châu và các cơ quan cấp viện quốc tế đã giúp Lào quảng bá các kế hoạch phát triển thay thế cho việc sản xuất thuốc phiện.

Theo tường thuật của thông tín viên VOA Ron Corben từ Bangkok, các chuyên gia phân tích cũng nêu ra nơi thường sản xuất thuốc phiện trong các xã hội bộ tộc miền núi, kể cả việc sử dụng cho mục đích y khoa, và cảnh báo rằng các chương trình xóa cây thẩu phải được hỗ trợ bởi các nỗ lực thành công nhằm giảm tình trạng nghèo khó kinh niên.

Lào, vốn được coi là thuộc một phần trong vùng Tam giác Vàng gồm cả Myanmar và Thái Lan – trọng điểm của công cuộc mua bán ma túy ở Đông nam châu Á, đã từng được coi là mẫu mực thành công trong việc xóa bỏ việc trồng cây thẩu để sản xuất thuốc phiện.

Trồng cây thẩu ở Lào đã sụt giảm từ cao điểm là 26.800 hecta năm 1998 xuống còn 1.800 hecta vào năm 2005, nhờ vào một chương trình khai quang cây thẩu. Năm 2006, chính phủ Lào đã công bố đất nước “không còn ma túy” nữa.

Trong cuộc khảo sát về thuốc phiện năm 2014 của Văn phòng Bài trừ Ma túy và Tội phạm Liên Hiệp Quốc, còn gọi tắt là UNODC, việc trồng cây thẩu ở Lào đã tăng lên khoảng 6.200 hecta.

Nhưng khác với Myanmar, nơi đa số thuốc phiện được gửi ra người ngoài hay được chế biến thành heroin để xuất khẩu, phần lớn số thuốc phiện ở Lào được tiêu thụ ngay tại địa phương.

UNDOC nói việc sản xuất, nghiện thuốc phiện và nghèo khó tất cả đều có liên hệ đến tình trạng thiếu các chọn lựa về kế sinh nhai thay thế.

Ông Cheikh Ousmane Toure, giám đốc ở Lào của UNDOC, nói nhiều khi dân làng chỉ trồng cây thẩu để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản thay vì để mua bán lậu thuốc phiện.

“Những người trồng cây thẩu không phải là người xấu. Họ là những người nghèo khó, muốn cho con đi học. Họ thực sự không phải là những người buôn lậu.
Đối với một số lớn, họ chỉ sử dụng thuốc phiện cho riêng mình.”

Ở các tỉnh vùng cao nguyên, các cộng đồng sắc tộc Akha, Hmong và Khmu nằm trong số những người chủ yếu trồng thuốc phiện.
 Họ thuộc về các tỉnh nghèo khó nhất ở Lào với hơn 40% cư dân sống dưới mức nghèo khó, theo các phúc trình của Liên Hiệp Quốc.
Thu nhập đầu người thấp ở mức 300 đôla một năm, so với trên 1.000 ở những nơi khác của Lào.

Nhưng cuộc vận động mau chóng khai quang các cánh đồng trồng thẩu không phải là không gây ra các hậu quả, nhiều khi khiến cho các gia đình rơi vào tình trạng tuyệt vọng hơn mà không có các nguồn thu nhập thay thế.

Năm 2008, Chương trình Thực phẩm Thế giới buộc phải phát động một chương trình viện trợ khẩn cấp trong 2 năm để đáp ứng tình trạng thiếu hụt thực phẩm ở 3 tỉnh. UNODC nói vấn nạn kinh tế của các cộng đồng dựa vào thuốc phiện để có tiền mặt thường rất “nguy hiểm.”

Nhưng các chương trình phát triển quốc tế, được hậu thuẫn bởi ngân quỹ của Ngân hàng Phát triển Á châu, ADB, và Liên hiệp Âu châu, EU cùng với sự tài trợ của Nhật Bản tất cả đều tìm cách san bằng khoảng cách biệt phát triển trong việc quảng bá phát triển thay thế.

Ông Toure của UNODC nói gia tăng số nông dân đã đem lại lợi ích cho các dự án.

“Tại tỉnh Oudomxai ngày nay ta sẽ thấy công tác do chính phủ thực hiện với sự hợp tác của UNODC và các dự án của Hoàng gia Thái giới thiệu các kỹ thuật mới, các loại thực phẩm khác nhau và các gia đình trước đây vẫn trồng cây thẩu có thể làm thế nào để gia tăng thu nhập.”

Nhưng một số nhà phân tích nêu nghi vấn về giá trị của việc xóa bỏ hoa mầu và các chương trình phát triển thay thế, và nói rằng nhiều khi các cộng đồng địa phương không có đủ tiếng nói trong phương hướng của các chương trình.

Ông David Mansfield, một nhà tham vấn độc lập, một tác giả viết về Các chính sách Ma túy của Ủy ban Toàn cầu năm 2011 nói rằng việc xóa bỏ hoa màu cũng nâng giá thu hoạch ma túy bất hợp pháp, khuyến khích sản xuất thêm và dẫn tới tình trạng “gia tăng mức độ bất ổn.”

Nhà nhân chủng học Mỹ David Feingold với 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu về thuốc phiện ở Đông Nam Á, nói rằng nhiều người trong các cộng đồng cao nguyên dựa vào thuộc phiện trong các lãnh vực như một thứ thuốc gia truyền.

Ông Feingold nói một đơn vị hay một “tẩu” thuốc phiện, khoảng 1,6 kilogram, từng được chuyên chở và trao đổi một cách dễ dàng.

“Đó là loại thuốc tốt nhất mà họ có được về mặt công dụng y khoa. Nó cứu được bạn khi bị bệnh lỵ, hay bị ho, cảm hay như một thứ thuốc giảm đau.
Nó có một giá trị quan trọng như một thứ chỉ tệ. Nó giống như những tấm thẻ American Express, mà không thể không có khi đi đường và có thể cất đi một gánh nặng cho bạn và để chi trả cho mọi thứ.”

Ông Feingold nói thành công hay thất bại trong các chương trình phát triển thay thế tùy thuộc vào các hoa màu đến được các thị trường được hỗ trợ bởi nhu cầu.
Bất kỳ thất bại nào sẽ đẩy nông gia trở lại với việc trồng cây thẩu.

Các cơ quan viện trợ quốc tế nói để duy trì việc giảm thiểu cây thẩu đòi hỏi các chính sách giảm nghèo và một quan điểm ‘toàn diện’ về phát triển bao gồm các lãnh vực như giáo dục, y tế và các chương trình hạ tầng cơ sở.

Switch mode views: