• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-12 00:54:57') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-12 00:54:57') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 135 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Cộng sản bóp nghẹt báo chí

“Báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng; đặc biệt trong tình hình hiện nay Đảng và Nhà nước phải nắm chắc công cụ quan trọng này” (Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ 4T, tức Thông tin - truyền thông)

bop-nghet-bao-chiTheo báo Tuổi Trẻ, đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được công bố sáng 25/9 tuy là đề án phát triển nhưng lại siết vòng kim cô, bóp nghẹt báo chí khi nó có thể sẽ đẩy 4.000 nhà báo có thẻ và khoảng 6.000 nhân viên hành chính trị sự mất việc làm. Bản thân tờ Tuổi Trẻ, tờ báo có lượng phát hành lớn nhất nước cũng bị đẩy ra ngoài vòng pháp luật nếu không đổi cơ quan chủ quản vì chủ quản hiện tại là Thành Đoàn TP.HCM không được phép ra báo. Hay báo điện tử Dân Trí có lượng truy cập lớn, có nhiều độc giả, thuộc top 5 của làng báo điện tử, nhưng lại là báo của Hội Khuyến học Việt Nam cũng phải đóng cửa nếu không tìm được đỡ đầu mới. Thật quái đản!

Vòng kim cô bóp nghẹt báo chí là đây: Sẽ không còn cơ quan báo chí thuộc sở, ngành. Các tổ chức xã hội nghề nghiệp không được ra báo. Báo chí tư nhân thì đừng hòng! Các báo điện tử hiện có thuộc các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì sắp xếp lại theo hướng thay đổi cơ quan chủ quản cho phù hợp với quy hoạch mới (Các báo lo mà đút lót để mà tìm nơi đỡ đầu nhé!). Theo lộ trình, các cơ quan báo chí có báo điện tử sắp xếp trước năm 2017, còn báo in thì thí điểm trước năm 2017, đến năm 2020 thì phải sắp xếp xong.

Tuy nhiên tìm chỗ đỡ đầu cũng không dễ khì những quy định trong đề án báo chí 2025 rất hạn chế cơ quan tổ chức được ra báo:

- Tại địa phương, cơ quan chủ quản trực tiếp là Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc trung ương; ở cấp trung ương là bộ, ngành

- Chỉ có Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, và những cơ quan báo chí dân chẳng thèm coi như Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân Dân, báo Quân Đội Nhân Dân, báo Công An Nhân Dân mới được trở thành cơ quan truyền thông đa phương tiện.

- Mỗi tổ chức chính trị - xã hội trung ương có một cơ quan báo in và một cơ quan tạp chí in. Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam có một cơ quan báo in trực thuộc liên hiệp và một số tạp chí của các hội thành viên.

- Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam có một cơ quan báo in và một cơ quan tạp chí in. Mỗi tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội trung ương có một cơ quan tạp chí in.

- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có thể có một cơ quan tạp chí in.

- Học viện, viện nghiên cứu, các trường đại học, bệnh viện đủ điều kiện theo quy định được có 1 cơ quan tạp chí in khoa học chuyên ngành.

- Cơ quan trung ương của các tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam có một cơ quan tạp chí in (Phen này dẹp luôn tờ Công Giáo & Dân Tộc là vừa!).

- Tổ chức có cơ quan báo in thì được xuất bản báo điện tử, còn các cơ quan tổ chức được xuất bản tạp chí in thì có thể có phiên bản điện tử (đăng đúng nội dung của tạp chí in); sẽ tiến hành quản lý chặt chẽ phiên bản điện tử của tạp chí in để không hoạt động như báo điện tử.

- Về truyền hình, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 1 đài Phát thanh Truyền hình. Mỗi đài chỉ có 1 kênh phát thanh, 1 kênh truyền hình quảng bá phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền. Riêng Đài Hà Nội và Đài TP.HCM mỗi đài có tối đa 2 kênh phát thanh, 2 kênh truyền hình quảng bá phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền.

- Hạn chế kênh truyền hình nước ngoài: Đối với truyền hình trả tiền, số lượng kênh truyền hình nước ngoài được phép khai thác nguyên kênh trên hệ thống không vượt quá 30% tổng số kênh khai thác.

Tự do báo chí, tự do ngôn luận chỉ là câu nói cửa mồm của quan chức cộng sản nhằm bịp thiên hạ mà thôi.

Vũ Hiếu tổng hợp

Switch mode views: