Vụ Skripal: Anh Quốc khó thuyết phục đồng minh gia tăng trừng phạt Nga
- Thứ Năm, 06 tháng Chín năm 2018 20:31
- Tác Giả: Thanh Hà
Bà Theresa May phát biểu ở Hạ Viện Anh về phản ứng của chính phủ trong vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Skripal, Luân Đôn, 14/03/2018.
Reuters
Thuyết phục đồng minh Âu - Mỹ tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga sau tiết lộ mới về "trách nhiệm" của Matxcơva trong vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal.
Đây là nhiệm vụ khó hoàn thành của thủ tướng Theresa May. Ít có khả năng Âu - Mỹ đứng về phía Luân Đôn.
Ngay từ đầu, Luân Đôn quả quyết tổng thống Putin đứng đằng sau vụ ám sát hụt cựu điệp viên Nga, Serguei Skripal hôm 04/03/2018 bằng chất độc thần kinh Novitchok.
Sáu tháng sau, những tiết lộ mới lại làm tăng thêm căng thẳng giữa hai nước.
Thủ tướng Theresa May yêu cầu Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho mở một phiên họp bất thường vào chiều ngày 06/09/2018 để "thông báo với các đối tác của Luân Đôn về những diễn tiến mới" trong vụ cựu điệp viên Skripal và con gái bị đầu độc tại Salisbury, cách thủ đô vương quốc Anh 125 cây số về phía tây nam.
Tuy nhiên, bộ trưởng An Ninh Anh, Ben Wallace, trả lời đài phát thanh BBC, không che giấu mục đích khi đưa hồ sơ này ra trước Hội Đồng Bảo An :
Luân Đôn muốn "duy trì áp lực" đối với Nga để nhấn mạnh rằng "lối hành xử của Matxcơva là không thể chấp nhận được".
Một trong những giải pháp hướng tới, có thể là "gia tăng các biện pháp trừng phạt" Nga.
Trước Nghị Viện Anh ngày 05/09, thủ tướng Theresa May nhắc lại cam kết Luân Đôn sẽ sử dụng tất cả các biện pháp để duy trì áp lực đối với chính quyền của tổng thống Putin, trong đó gồm cả kịch bản thuyết phục Liên Hiệp Châu Âu đưa ra một cơ sở pháp lý trừng phạt việc sử dụng vũ khí hóa học.
Với tư cách thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An, Nga đương nhiên sẽ dùng quyền phủ quyết, bác bỏ mọi đề xuất từ phía Luân Đôn.
Hơn nữa, ngay từ đầu, Matxcơva luôn phủ nhận những cáo buộc về trách nhiệm trong vụ Skripal.
Giữa tháng 08/2018 tân ngoại trưởng Anh, Jeremy Hunt, trông đợi Mỹ và các đối tác của Anh trong Liên Hiệp Châu Âu "đi xa hơn nữa" trong việc trừng phạt Matxcơva vì đã cho tiến hành một vụ "tấn công trên lãnh thổ châu Âu".
Thực ra, chỉ vài tuần sau vụ cha con ông Skripal bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novitchok, phương Tây đã mạnh mẽ thể hiện đoàn kết với Luân Đôn qua việc trục xuất gần 100 nhân viên ngoại giao Nga.
Đứng đầu trong số các nước phương Tây phải kể đến Hoa Kỳ, Canada, Ukraina và 14 nước trong Liên Hiệp Châu Âu. Nhưng hầu hết các quốc gia nói trên đều tránh đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga vì hồ sơ Skripal.
Sáu tháng sau, liệu châu Âu và Mỹ có còn đoàn kết với thủ tướng May nữa hay không ?
Trước mắt, lời kêu gọi tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga của Anh Quốc mới chỉ được đại sứ Mỹ và Úc tại Luân Đôn tuyên bố một cách chung chung là Washington và Canberra "ủng hộ" quan điểm của chính quyền Anh.
Với Liên Âu, sáu tháng trước khi Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, đàm phán với Bruxelles về thủ tục Brexit bế tắc.
Trong bối cảnh đó, dù thủ tướng Theresa May có bằng chứng là tình báo Nga nhúng tay vào vụ tấn công trên lãnh thổ Anh, không chắc bà đủ sức thuyết phục được 27 thành viên châu Âu đứng về phía Luân Đôn.
Một số nhà quan sát cho rằng, Bruxelles không còn nghi ngờ về trách nhiệm của Matxcơva trong vụ ám sát hụt Serguei Skripal và đã trục xuất một số các nhà ngoại giao Nga để cảnh cáo điện Kremlin.
Nhưng phạt Nga lúc này không phải là ưu tiên của Liên Âu trong lúc khối này phải đối mặt với chiến tranh thương mại của Mỹ và cũng cần đến Vladimir Putin trên một số hồ sơ, từ Syria đến hạt nhân Iran.
Thêm vào đó, một số nước trong Liên Âu, như Hy Lạp, đang muốn phát triển quan hệ tốt đẹp hơn với nước Nga của ông Vladimir Putin. Mùa đông sắp tới, châu Âu cần dầu hỏa và khí đốt của Nga.
Nhìn đến một điểm tựa khác của Anh Quốc là Hoa Kỳ. Chính quyền Washington, đang quá bận rộn vì những tiết lộ động trời từ khi Donald Trump bước vào Nhà Trắng, ít có khả năng quan tâm đến hồ sơ Skripal.
Sau cùng, tổng thống Trump không che giấu thất vọng vì đường lối Brexit của Anh.
Không hiểu, lần này tổng thống Mỹ có sốt sắng đứng về phía thủ tướng Theresa May nữa hay không.
Tin mới
- Trung Quốc dùng củ cà rốt hậu Brexit nhử Anh Quốc ra khỏi Biển Đông - 08/09/2018 00:39
- Tư pháp Ý điều tra vụ sập cầu xa lộ Genova - 08/09/2018 00:27
- Novitchok : Pháp, Đức, Mỹ, Canada ủng hộ Anh - 08/09/2018 00:21
- Ấn Độ và Mỹ dự kiến tập trận quy mô lớn vào năm 2019 - 07/09/2018 23:36
- Bài báo NYT : Donald Trump truy lùng "kháng chiến quân" ở Nhà Trắng - 07/09/2018 15:59
- Nauru đòi Trung Quốc phải xin lỗi về thái độ thiếu tôn trọng - 07/09/2018 02:04
- Biển Đông: Chiến hạm Anh áp sát Hoàng Sa, Trung Quốc phản ứng giận dữ - 07/09/2018 01:24
- Ấn Độ - Hoa Kỳ : Họp bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng. - 06/09/2018 21:13
- Hoa Kỳ muốn thắt chặt trở lại quan hệ với Pakistan - 06/09/2018 21:05
- Anh Quốc: Putin là "người chịu trách nhiệm sau cùng" trong vụ Skripal - 06/09/2018 20:56
Các tin khác
- Syria-Mỹ : Tổng thống Trump bác cáo buộc từng muốn ám sát Al Assad - 06/09/2018 16:01
- Nhật Bản: Động đất khiến ít nhất 9 người chết - 06/09/2018 15:39
- Bóng đá : Tân và cựu vô địch thế giới Pháp-Đức chính thức so tài lần đầu - 06/09/2018 15:32
- Bài báo nặc danh về Trump: Quan chức Nhà Trắng đua nhau cải chính - 06/09/2018 15:25
- Bão Gordon: Mississippi, Louisiana, Alabama ban hành tình trạng khẩn cấp - 06/09/2018 04:48
- Đặc sứ của tổng thống Hàn Quốc tới Bình Nhưỡng chuẩn bị thượng đỉnh Moon-Kim - 06/09/2018 04:37
- Thủ tướng Anh: Tình báo quân sự Nga đã tổ chức vụ đầu độc Skripal - 05/09/2018 23:32
- « Con đường tơ lụa » : Bẫy nợ rình rập « bạn bè » Trung Quốc - 05/09/2018 23:12
- Matxcơva đe dọa và cáo buộc Google hỗ trợ đối lập Nga - 05/09/2018 21:10
- Mỹ bất lực nhìn Nga và Iran mở rộng kiểm soát Trung Đông - 05/09/2018 21:00