Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Miến Điện : Kết thúc phiên xử hai nhà báo của hãng tin Reuters

myanmar-journalists 2
Nhà báo Miến Điện Kyaw Soe Oo, bế con gái, khi ra khỏi phiên tòa ở Rangoon, ngày 06/08/2018
REUTERS/Ann Wang

Hôm nay, 20/08/2018 là ngày cuối cùng xét xử hai nhà báo thuộc hãng tin Reuters, trước khi tòa án Miến Điện ra phán quyết vào ngày 27/08.

Hai nhà báo này bị cáo buộc tàng trữ các tài liệu mật khi tiến hành điều tra về các tội ác nhắm vào cộng đồng thiểu số Hồi Giáo Rohingya.

Giới quan sát coi vụ xử này là một trắc nghiệm về quyền tự do báo chí tại Miến Điện.

Từ Rangoon, thông tín viên Eliza Hunt gửi về bài tường trình :

« Hai nhà báo bị cảnh sát áp giải, tay bị còng và họ luôn luôn khẳng định mình vô tội… Đó là những hình ảnh hai nhà báo của hãng thông tấn Reuters liên tục xuất hiện trong suốt gần tám tháng xét xử.

Trong nhiều tuần lễ, hai nhà báo giải thích rằng họ đã bị cảnh sát cài bẫy bằng cách trao cho họ những tài liệu được gọi là bí mật liên quan đến các chiến dịch của quân đội tại bang Arakan, ngay trước khi họ bị bắt…

Trong khi đó, cảnh sát khẳng định đã tình cờ bắt giữ hai người này, cho dù một trong số các sĩ quan cảnh sát đã thừa nhận lời giải thích của các phóng viên thuộc hãng thông tấn Reuters là đúng.

Nếu bị kết tội, hai nhà báo người Miến Điện có nguy cơ bị kết án đến 14 năm tù vì đã điều tra về vụ quân đội và một số dân làng theo đạo Phật tàn sát 10 người Rohingya.
Phiên tòa dường như thu hút sự chú ý của công luận, qua việc cộng đồng quốc tế nhiều lần lên tiếng kêu gọi bảo vệ quyền tự do báo chí tại một quốc gia mà giới quân sự vẫn là một thế lực.

Và chính phủ của bà Aung San Suu Kyi bị chỉ trích vì đã vi phạm quyền tự do ngôn luận.
Kể từ khi đảng của bà Aung San Suu Kyi lên cầm quyền, cách nay 2 năm, đã có 14 nhà báo bị truy tố với tội danh vu khống trên mạng internet. Con số này còn cao hơn cả dưới thời chế độ trước ».

Switch mode views: