Châu Âu lên tuyến đầu cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran
- Thứ Tư, 09 tháng Năm năm 2018 17:55
- Tác Giả: Anh Vũ
Emmanuel Macron, Theresa May (G) và Angela Merkel (P) tại trụ sở Liên Hiệp Châu Âu, ngày 22/03/2018.
REUTERS/Francois Lenoir
Quyết định của tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hôm 08/05/2018, đánh dấu sự thất bại nặng nề của các đồng minh châu Âu, sau nhưng nỗ lực ngoại giao liên tục của Pháp, Đức và Anh, nhằm thuyết phục tổng thống Mỹ không xé bỏ văn kiện mà các cường quốc phải mất nhiều năm trời đàm phán mới có được.
Giờ đây, châu Âu lên tuyến đầu tìm mọi cách cứu vãn văn kiện bằng một thỏa thuận rộng hơn với Iran. Nhưng dường như đây sẽ là một nhiệm vụ có rất ít cơ may thành công.
Hôm qua, chỉ ít phút sau khi tổng thống Mỹ thông báo quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, trên Twitter tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khẳng định rằng Pháp, Đức và Anh sẽ tiếp tục cùng làm việc cho một thỏa thuận « rộng hơn, bao trùm các hoạt động hạt nhân (Iran) giai đoạn sau 2025, hoạt động tên lửa đạn đạo và ổn định ở Trung Đông… ».
Ông Macron đã thất bại, không làm lay chuyển được lập trường của Donald Trump, cho dù đã cố gầy dựng mối quan hệ gần gũi thân thiện với tổng thống Mỹ.
Trong cuộc chạy đua ngoại giao gấp rút, Berlin, Luân Đôn cũng bất lực tương tự như Paris trước một tổng thống Mỹ khăng khăng với những lời hứa từ khi tranh cử.
Vài ngày sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Washington của tổng thống Pháp mới đây, thủ tướng Đức Angela Merkel rồi đến ngoại trưởng Anh Boris Johnson cũng cố khắng thuyết phục Mỹ, nhưng không thành.
Để cứu văn kiện khỏi bị chết yểu, các nước châu Âu đã phải chiều ý tổng thống Trump, cam kết sẽ đàm phán lại với Iran về « một hiệp định mới », trong đó có tính đến lới ích cũng như lo ngại của Mỹ về chương trình phát triển tên lửa đạn đạo, cũng như những hoạt động gây « mất ổn định » của Teheran tại Trung Đông.
Giờ đây, khi Donald Trump đã quyết theo cách của riêng ông, dù không có Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu, mà dẫn đầu là ba nước Pháp, Đức và Anh, buộc phải tính đến việc duy trì khuôn khổ chính đã thỏa thuận với Iran.
Trên cơ sở đó, họ sẽ cùng với các bên liên quan trong thỏa thuận tìm kiếm thỏa hiệp để mở rộng phạm vi cam kết.
Công việc này sẽ được triển khai ngay từ thứ Hai (14/05) tới đây, với cuộc gặp giữa ngoại trưởng Pháp, Đức, Anh với đại diện của Teheran.
Chiều nay, tổng thống Emmanuel Macron cũng có cuộc điện đàm với người đồng cấp Iran, Hassan Rohani để khẳng định quyết tâm duy trì các cam kết đã ký với Teheran.
Về phần mình, hôm qua, tổng thống Hassan Rohani đã ngỏ ý sẵn sàng thảo luận với các nước châu Âu, Nga và Trung Quốc để xem liệu các lợi ích của Iran có được bảo đảm sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
Nhưng tổng thống Iran cũng cảnh báo nếu các cuộc đàm phán không mang lại kết quả như mong muốn, Teheran sẽ trở lại hoạt động làm giàu uranium « không giới hạn ».
« Các nước châu Âu giờ đây phải làm sao giữ được Iran ở lại thỏa thuận, nếu họ muốn cứu vãn văn kiện này thực sự », cựu cố vấn của tổng thống Barack Obama, ông Robert Malley và là người đã tham gia đàm phán hiệp định hạt nhân Iran, nhận định.
Một nhiệm vụ gần như không thể, nếu không muốn nói là có quá ít cơ may thành công.
Nhiều nhà ngoại giao châu Âu, khi được Reuters hỏi, đã nói rằng sẽ cực kỳ khó khăn để đưa Iran ngồi vào bàn đàm phán về « một hiệp định mới rộng hơn », nhất là khi họ coi quyết định của Washington vừa rồi là thiếu tôn trọng cam kết quốc tế.
Điều mà Teheran quan tâm giờ đây là các cường quốc đã ký vào hiệp định có thể bảo đảm lợi ích gì cho Iran khi các lệnh trừng phạt của Mỹ được áp dụng trở lại với Iran.
Ngoài ra, để có được thỏa thuận "rộng hơn" thì nhất thiết vẫn phải có sự đồng ý của Nga và Trung Quốc, những cường quốc đặt bút ký vào văn kiện năm 2015.
Và cũng như các nước châu Âu, Bắc Kinh và Nga sẽ chỉ chấp nhận sau khi cân nhắc các công ty của họ bị ảnh hưởng bởi trừng phạt Mỹ tới mức nào.
Hơn thế nữa, một quan chức ngoại giao cao cấp của Pháp, dấu tên, nhận định : « Châu Âu sẽ phải làm việc nhiều với Nga, vì nước này đã đang can dự sâu trong khu vực, nhất là Syria và Nga đang có lập trường cứng rắn hơn với phương Tây ».
Với quyết định của tổng thống Trump, chính quyền Mỹ sẽ gia hạn từ 3 đến 6 tháng trước khi áp dụng lại các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran, nếu như không có được một thỏa thuận mới nào đạt được giữa các bên.
Ngoại giao châu Âu bắt đầu lao vào cuộc chạy đua với thời gian đầy khó khăn để có một thỏa thuận mới đáp ứng cùng lúc ba bốn bên có lợi ích và lập trường rất khác nhau và có những mối quan hệ chồng chéo, phức tạp.
Nếu không, các công ty châu Âu sẽ phải chịu thiệt hại nhiều nhất về kinh tế, bởi hàng chục tỷ đô la buôn bán, đầu tư vào Iran có nguy cơ bị mất trắng.
Tin mới
- Donald Trump và Kim Jong Un gặp nhau ngày 12/06 tại Singapore - 11/05/2018 15:58
- Lần đầu tiên kể từ khi Malaysia độc lập, phe đối lập thắng cử - 11/05/2018 03:37
- Hội Đồng Bảo An hối thúc Miến Điện làm rõ vấn đề người Rohingya - 11/05/2018 03:29
- Thỏa thuận hạt nhân Iran : Tổng thống Rohani đặt điều kiện với châu Âu - 11/05/2018 03:21
- Karl Marx, ông tổ cộng sản và những nghịch lý sau 200 năm - 10/05/2018 19:50
- Hòa giải Nam - Bắc Triều Tiên : Những cơ hội bị bỏ lỡ và hy vọng - 10/05/2018 14:24
- Phép lạ nhiệm màu: Sống lại sau khi cha mẹ ký giấy hiến tặng nội tạng - 09/05/2018 18:39
- Hạt nhân Iran : Quốc tế thất vọng, Israel tán đồng - 09/05/2018 18:23
- Ngoại trưởng Mỹ tới Bắc Triều Tiên chuẩn bị thượng đỉnh Trump - Kim - 09/05/2018 18:16
- Iran sẽ đàm phán với 5 nước còn lại trong thỏa thuận hạt nhân - 09/05/2018 18:04
Các tin khác
- Lãnh đạo Bắc Triều Tiên khẳng định lại ý muốn phi hạt nhân hóa - 09/05/2018 17:28
- Nhật - Trung - Hàn tìm đồng thuận về Bắc Triều Tiên - 09/05/2018 16:58
- Hungary : Hàng ngàn người biểu tình ủng hộ Liên Hiệp Châu Âu - 09/05/2018 16:49
- Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút thiết bị quân sự khỏi Biển Đông - 08/05/2018 21:48
- Trịnh Xuân Thanh rút kháng án, không ra tòa « vì lý do sức khỏe » - 08/05/2018 21:39
- Sau "giương đông kích tây", Putin IV tập trung chấn hưng kinh tế Nga - 08/05/2018 21:14
- Tổng thống Trump loan báo quyết định về hiệp định hạt nhân Iran - 08/05/2018 20:57
- Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản, Bắc Triều Tiên bình thường hóa quan hệ. - 08/05/2018 20:48
- Trung Quốc : Tôn Chính Tài lãnh án tù chung thân - 08/05/2018 19:10
- Đài Loan tố cáo WHO chịu thua áp lực của Trung Quốc - 08/05/2018 18:45