Đức, Pháp chỉ trích dự luật của Mỹ mở rộng trừng phạt Nga
- Thứ Bảy, 17 tháng Sáu năm 2017 14:56
- Tác Giả: RFI
Ký thỏa thuận về Nord Stream 2 tại Paris. Trong ảnh là lãnh đạo Gazprom Alexei Miller (T), cựu thủ tướng Đức Gerhard Schröder, và các lãnh đạo công ty Pháp Engie, 24/04/2017.
REUTERS/Christian Hartmann
Hôm qua, 16/06/2017, Berlin, được Paris hậu thuẫn, đã chỉ trích mạnh dự luật của Thượng Viện Mỹ, mở rộng các trừng phạt đối với Nga, do các can thiệp tại Ukraina và Syria.
Dự luật của Thượng Viện Mỹ bị xem là đã vượt qua « lằn ranh đỏ », khiến nhiều nước châu Âu bất bình.
Lý do chính là dự luật này đã nhắm thẳng vào dự án Nord Stream 2 đưa khí đốt từ Nga sang Liên Âu,có nhiều tập đoàn lớn của châu Âu tham gia.
Người phát ngôn của chính phủ Đức Steffen Seibert lên án thẳng thừng : « Điều rất kỳ lạ là một văn bản nhằm trừng phạt thái độ của nước Nga, đặc biệt liên quan đến (nghi án can thiệp vào) bầu cử Mỹ, lại coi kinh tế châu Âu là đối tượng. Không thể để điều này tái diễn ».
Bộ Ngoại Giao Pháp tỏ ra mềm dẻo hơn, nhưng cũng thẳng thắn kêu gọi Washington tôn trọng nguyên tắc « phối hợp » với các đối tác về « các chủ đề liên quan đến an ninh và chính sách công nghiệp của châu Âu ».
Trước đó, Áo cũng lên tiếng phản đối.
Theo một chuyên gia Viện Peterson Institute for International Economis, Thượng Viện Hoa Kỳ đã vượt qua « lằn ranh đỏ », được duy trì dưới thời Obama, theo đó các trừng phạt của Hoa Kỳ không được ảnh hưởng tới lĩnh vực cung ứng khí đốt của Liên Âu.
Trong dự luật được Thượng Viện Mỹ thông qua hôm thứ Năm 15/06, có một đoạn dành cho tổng thống Mỹ quyền hạn trừng phạt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, phương tiện hay công nghệ « trực tiếp » tạo điều kiện cho việc xây dựng hoặc bảo trì các hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Nga.
Trong số các biện pháp trừng phạt, có việc ngăn cản người Mỹ mua cổ phiếu của các công ty là đối tượng, tước quyền tham gia đấu thầu các công trình công cộng tại Mỹ, hay hạn chế việc vay tiền tại các ngân hàng Mỹ.
Đường ống khí đốt Nord Stream 2, trị giá 9,5 euro, nối Nga với Đức, qua biển Baltic, dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2019, với tổng dung lượng 55 tỉ mét khối, chiếm khoảng 10% nhu cầu khí đốt của châu Âu.
Bốn công ty lớn của châu Âu tham gia dự án bao gồm : Engie (Pháp), Uniper (Đức), OMV (Áo) và Shell (Anh-Hà Lan).
Tin mới
- Thịt heo rớt giá : Hồi chuông cảnh báo sản xuất nông nghiệp - 19/06/2017 18:48
- Pháp khai mạc triển lãm hàng không quốc tế Le Bourget - 19/06/2017 18:34
- Bắc Hàn cáo buộc Mỹ ‘ăn cướp’ - 19/06/2017 03:34
- Hải sâm, vú nàng, máu và nước mắt - 18/06/2017 21:36
- Mỹ ngừng tìm thủy thủ mất tích của tàu Fitzgerald - 18/06/2017 21:18
- Hỏa hoạn ở Luân Đôn : Cảnh sát thừa nhận 58 người thiệt mạng - 18/06/2017 18:09
- Hiệu ứng nhà kính : Pháp lập Quỹ khí hậu để thu hút nhân tài... Mỹ - 18/06/2017 18:02
- Vòng hai Quốc Hội Pháp : Thủy triều xã hội công dân mấp mé thềm nghị viện - 18/06/2017 17:53
- Cuba chỉ trích các biện pháp hạn chế của Trump, kêu gọi đối thoại - 17/06/2017 20:47
- Mỹ tìm kiếm thủy thủ trong vụ đâm tàu chiến - 17/06/2017 20:40
Các tin khác
- Hỏa hoạn ở Luân Đôn : Người dân xuống đường phản đối thủ tướng May - 17/06/2017 14:48
- Nga can thiệp bầu cử Mỹ: Trump thừa nhận đang bị điều tra - 17/06/2017 14:39
- Pháp : Đảng của Macron sẽ giành đa số áp đảo - 17/06/2017 14:32
- Một thủy thủ Việt Nam được quân đội Philippines giải thoát khỏi quân Hồi giáo - 17/06/2017 14:25
- LHQ yêu cầu Bắc Triều Tiên làm sáng tỏ vụ sinh viên Mỹ bị hôn mê - 17/06/2017 14:19
- Chiến hạm Mỹ-Nhật thao dượt chung ở Biển Đông - 17/06/2017 14:12
- Đồng Tâm nóng lên sau tuyên bố của Chủ tịch Chung - 17/06/2017 04:41
- Hà Nội thuận cho thuê Cam Ranh - 16/06/2017 22:55
- Trừng phạt Nga : Thượng Viện Mỹ thông qua dự luật giới hạn quyền của tổng thống - 16/06/2017 21:07
- Mỹ ra lệnh bắt 12 cận vệ của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - 16/06/2017 20:58