Đối lập Philippines kiện lên Tối Cao Pháp Viện lệnh thiết quân luật của Duterte
- Thứ Hai, 05 tháng Sáu năm 2017 17:37
- Tác Giả: Thụy My
Tổng thống Philippes Duterte phát biểu trước quân lính ở Jolo, miền nam, ngày 27/05/2017.
Reuters
Sáu dân biểu đối lập Philippines ngày 05/06/2017 yêu cầu Tối Cao Pháp Viện tuyên bố lệnh thiết quân luật do tổng thống Rodrigo Duterte áp đặt tại miền nam là vi hiến.
Các dân biểu đối lập đề nghị Tối Cao Pháp Viện bác bỏ lệnh này với lý do « hoàn toàn không có chứng minh cụ thể », và so sánh với thời kỳ của nhà cựu độc tài Ferdinand Marcos.
Trong đơn kiện, các dân biểu viết : « Bóng ma ghê rợn của nạn đàn áp, sự tàn bạo, bất công và tham nhũng lại bao trùm lên người dân Philippines, với lệnh thiết quân luật bất hợp lý, vội vã và trái với Hiến pháp ».
Các dân biểu tố cáo các lý do mà ông Duterte nêu ra « hầu hết là không chính xác, sai lạc, dàn dựng hoặc phóng đại ».
Chẳng hạn vụ một cảnh sát bị chặt đầu mà ông Duterte nói đến, thì giám đốc cảnh sát quốc gia Ronald De La Rosa sau đó đã đính chính là không có thực.
Tổng thống Duterte trước đó đã cảnh báo là ông không quan tâm đến ý kiến của cơ quan tư pháp tối cao, mà chỉ nghe theo cảnh sát và quân đội, là những người « biết được những gì diễn ra trên thực địa ».
Tối Cao Pháp Viện có 30 ngày để quyết định.
Hôm 23/5 ông Duterte đã ra lệnh thiết quân luật ở khu vực Mindanao có 20 triệu dân, với lý do để đối phó với mối đe dọa của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech, IS) tại đây.
Ông ca ngợi thời kỳ của Marcos - và hứa hẹn chế độ thiết quân luật với sự lãnh đạo của ông sẽ rất « nghiêm khắc ».
Vài giờ trước đó, quân thánh chiến đã giương những lá cờ đen của Daech, tàn phá thành phố Marawi có đa số cư dân theo đạo Hồi, đối đầu với lực lượng an ninh, làm ít nhất 178 người chết.
Thời đại nhà độc tài Marcos kéo dài hai thập niên, đã kết thúc năm 1986 do cuộc cách mạng mang tên « Quyền lực nhân dân ».
Hàng ngàn người đối lập, nghi can nổi dậy và những người bị cho là cảm tình viên của họ đã bị tống giam, tra tấn hoặc sát hại, theo giới sử học.
Hiến Pháp 1987 quy định những hạn chế trong việc ra lệnh thiết quân luật để tránh những lạm dụng như trong thời Marcos, và trao cho Tối Cao Pháp Viện quyền đánh giá cơ sở thực tế của thiết quân luật.
Tin mới
- Khủng bố Luân Đôn : Cảnh sát Anh công bố danh tính thủ phạm - 06/06/2017 15:29
- Tổng thống Trump "gây khó khăn" cho sắc lệnh nhập cư - 06/06/2017 15:21
- Montenegro gia nhập NATO : Nga dọa trả đũa - 06/06/2017 15:15
- Khủng hoảng vùng Vịnh: Qatar kêu gọi các đồng minh đối thoại - 06/06/2017 15:08
- Khủng hoảng ngoại giao Qatar : Những nguyên nhân sâu xa - 06/06/2017 14:40
- Vuitton đặt tên phu nhân Macron cho túi xách? - 06/06/2017 14:22
- Vụ MH17: Thêm nhiều thông tin về vai trò của Nga - 06/06/2017 14:10
- Mỹ ngưng thi hành quy định hạn chế methane ở nơi khai thác dầu khí - 05/06/2017 19:17
- Orlando: Nhân viên bị đuổi việc, bắn chết 5 người rồi tự sát - 05/06/2017 19:12
- Nga : Putin khẳng định chỉ quen sơ một cựu cố vấn của Trump - 05/06/2017 18:19
Các tin khác
- Trung Quốc bác bỏ tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ về Biển Đông - 05/06/2017 16:09
- Trung Quốc phát hiện sản xuất bia Budweiser giả - 05/06/2017 04:43
- Nhiều người Mỹ nghỉ hưu dọn sang Mỹ Châu La Tinh để có đời sống tốt hơn - 05/06/2017 04:36
- Hải Quân Mỹ tiếp tục thách thức Trung Quốc - 05/06/2017 04:28
- Hiệp định khí hậu Paris: Pháp được Ấn Độ ủng hộ mạnh mẽ - 05/06/2017 03:20
- Bầu cử địa phương Cam Bốt: Trắc nghiệm đối với thủ tướng Hun Sen - 05/06/2017 03:11
- Shangri-la : Jakarta khẳng định Daech có 1200 chiến binh tại Philippines - 05/06/2017 02:50
- Shangri-la: Pháp, Nhật hoan nghênh Mỹ hiện diện quân sự ở châu Á - 05/06/2017 02:43
- Hoa Kỳ: Người xin visa phải cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội - 03/06/2017 18:14
- Putin : Mỹ có thể làm giả tài liệu cáo buộc tin tặc Nga - 03/06/2017 18:07