Thái Lan: Phe Áo Đỏ chống dự thảo Hiến Pháp của quân đội
- Thứ Năm, 11 tháng Hai năm 2016 17:37
- Tác Giả: Tú Anh
Đa số thành viên phe Áo Đỏ là nông dân và dân nghèo ở phía bắc và đông bắc Thái Lan.
REUTERS/Athit Perawongmetha
Trong cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 7/2016 tới, phong trào quần chúng chống đảo chính tại Thái Lan sẽ bỏ phiếu bác bỏ dự thảo Hiến Pháp do chính quyền quân sự đề nghị.
Trên đây là tuyên bố của lãnh đạo phong trào dân chủ « Áo Đỏ ». Tập đoàn quân sự không cho biết sẽ làm gì nếu xảy ra trường hợp này.
Bị chính quyền quân sự cấm hoạt động từ sau cuộc đảo chính tháng 5/2014, phe Áo Đỏ ủng hộ hai thủ tướng bị lật đổ là anh em ông Thaksin và bà Yingluck Shinawatra, tuân thủ ngồi yên.
Tuy nhiên, trả lời AFP trong cuộc phỏng vấn hôm nay 11/02/2016, chủ tịch đảng Jatuporn Prompan cho biết sẽ bỏ phiếu chống « Hiến Pháp » do phe quân đội đảo chính soạn thảo và đưa ra trưng cầu dân ý vào tháng 7.
Khi được hỏi liệu phong trào Áo Đỏ có đông đảo ủng hộ viên để bác bỏ văn kiện của phe quân đội hay không, Jatuporn Prompan tuyên bố là « sẽ thấy rõ trong ngày bỏ phiếu ».
Dự thảo Hiến Pháp của chính quyền quân sự được mô tả là vũ khí « diệt trừ căn bệnh tham ô » của Thái Lan, của các chính phủ mị dân và chính trị gia bất hảo.
Mục đích trước mắt là không cho gia đình Shinawatra trở lại chính quyền hầu bảo vệ đặc quyền của giai tầng xã hội bảo hoàng, tức phe Áo Vàng tại Bangkok.
Tuy nhiên, dự thảo này bị phe Áo Đỏ, và ngay một số nhân vật từng ủng hộ quân đội lật đổ anh em thủ tướng Shinawatra, chỉ trích là phản dân chủ : thủ tướng không do dân bầu, có quyền chỉ định thượng nghị sĩ và kiểm soát tư pháp, toà án.
Trong tất cả các cuộc bầu cử từ năm 2001, lá phiếu của người dân nông thôn Thái Lan đã giúp cho liên minh chống phe bảo hoàng chiến thắng.
Phe Áo Đỏ đóng vai trò then chốt trong sinh hoạt chính trị tại Thái Lan. Đa số thành viên là nông dân và dân nghèo ở phía bắc và đông bắc, nhiều lần kéo về thủ đô chiếm đóng đường phố từ khi lãnh đạo của họ là thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ vào năm 2006 và lưu vong.
Theo AFP, chính quyền quân sự không nói rõ ý định của họ như thế nào trong trường hợp dự thảo Hiến Pháp bị cử tri bác bỏ.
Tuy nhiên, tướng Chan-O-Cha cam kết tổ chức bầu Quốc Hội vào năm 2017, bất chấp kết quả trưng cầu dân ý.
Tin mới
- Biển Đông : Manila đàm phán với Bắc Kinh nếu thắng kiện ở La Haye - 13/02/2016 21:39
- Châu Âu : NATO can thiệp ngăn người nhập cư - 12/02/2016 22:03
- Syria: Quốc tế đạt thỏa thuận “ngừng hành động thù nghịch” - 12/02/2016 21:56
- Kaesong: Seoul cảnh cáo Bình Nhưỡng tịch thu tài sản “bất hợp pháp” - 12/02/2016 14:04
- Chứng khoán châu Á : Một tuần đen tối - 12/02/2016 13:58
- Đức lên án Nga vi phạm nghị quyết Liên Hiệp Quốc về Syria - 12/02/2016 01:46
- Bầu cử Hoa Kỳ : Trump và Sanders giành thắng lợi ở New Hampshire - 12/02/2016 01:39
- Syria: Nga đề nghị ngưng bắn kể từ tháng Ba - 12/02/2016 00:40
- Chứng khoán thế giới lao đao - 12/02/2016 00:33
- Hải Quân Mỹ tố cáo Iran hạ nhục thủy thủ Hoa Kỳ - 12/02/2016 00:12
Các tin khác
- Mỹ cải chính : Tuần tra chung với Ấn Độ chưa bao gồm Biển Đông - 11/02/2016 17:09
- Bộ trưởng Úc bị tố cáo những ‘bê bối’ liên quan đến Việt Nam - 10/02/2016 22:47
- Ông Trump, Sanders giành chiến thắng ở New Hampshire - 10/02/2016 21:52
- Bắc Triều Tiên hành quyết tổng tham mưu trưởng quân đội - 10/02/2016 18:24
- Hàn Quốc đình chỉ các hoạt động ở khu công nghiệp liên Triều - 10/02/2016 18:19
- Mỹ - Ấn Độ thảo luận về tuần tra chung ở Biển Đông - 10/02/2016 18:11
- Bắc Kinh tuyên truyền cho tuyến bay thương mại Hải Nam-Hoàng Sa - 10/02/2016 18:02
- Quân đội Syria chuẩn bị bao vây Aleppo - 10/02/2016 01:25
- Ý nghĩa TPP đối với các cường quốc Mỹ – Trung – Nga - 10/02/2016 00:34
- Hồi giáo cực đoan xâm nhập phát triển mạnh tại Nga - 09/02/2016 20:49