• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-08 16:59:54') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-08 16:59:54') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 133 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Giá dầu hỏa và đồng rúp giảm mạnh

OPEC-MEETING 3



Dầu khíTiền tệTài chínhNgaNhiên liệuQuốc tếVenezuelaTổng thư ký OPEP tại cuộc họp Vienna của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu hỏa -
REUTERS /Heinz-Peter Bader

Trong phiên giao dịch hôm qua, 28/11/2014 giá dầu tại thị trường New York mất thêm 7 đô la và rơi xuống dưới ngưỡng 70 đô la một thùng tại thị trường Luân Đôn. Kéo theo đó là đà tuột dốc của đồng tiền Nga.

Venezuela thông báo cắt giảm ngân sách nhà nước. Đây là những hậu quả sau việc tổ chức OPEP loại trừ khả năng giảm lượng cung cấp dầu cho thế giới.

Kết thúc cuộc họp tại Vienna cách nay hai ngày, tổ chức các nước xuất khẩu dầu hỏa OPEP (OPEC trong tiếng Anh) thông báo duy trì mức sản xuất, 30 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Đây là mức cung cấp đã được ấn định từ ba năm qua. Quyết định nói trên là gáo nước lạnh đối với những quốc gia xuất khẩu dầu hỏa, như Nga, Iran hay Venezuela. Các nước này chờ đợi tổ chức OPEP giảm lượng cung cấp để đẩy giá dầu lên cao trở lại, bởi vì từ tháng 6/2014 tới nay, giá dầu trên thế giới trung bình đã giảm mất 35 %.

Vào giờ đóng cửa chiều hôm qua, tại thị trường Luân Đôn lần đầu tiên từ bốn năm nay giá một thùng dầu đã rơi xuống dưới ngưỡng 70 đô la. Còn tại New York giá một thùng dầu là 66,15 đô la, tức là mức thấp nhất kể từ tháng 9/2009.

Theo giới phân tích, OPEP vẫn giữ nguyên mức cung cấp 30 triệu thùng dầu một ngày để làm nản lòng các tập đoàn khai thác khí và dầu đá phiến của Mỹ. Nhưng đồng thời đây cũng là một con dao hai lưỡi vì ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các thành viên trong khối như Indonesia Iran, Irak, hay Algérie, Nigeria, Venezuela …

Trong trường hợp của Venezuela chẳng hạn ngay từ hôm qua 28/11/2014, Tổng thống Nicolas Maduro đã thông báo cắt giảm ngân sách nhà nước, cắt giảm chi tiêu công cộng. Caracas không loại trừ khả năng giảm lương hưu và trợ cấp xã hội.

Xuất khẩu dầu hỏa đem về đến 96 % ngoại tệ cho Venezuela và quốc gia Trung Mỹ này bị ảnh hưởng nặng nhất khi giá dầu trên thế giới giảm đi mất 1/3 trong quý 2 vừa qua.

Viễn cảnh kinh tế của nước Nga thêm u ám

Tuy không là một trong số 12 thành viên của OPEP nhưng Nga cũng là một nguồn cung cấp dầu hỏa quan trọng của thế giới, sau quyết định từ cuộc họp ở Vienna, đồng rúp của Nga lại mất giá mạnh.

Vào giờ đóng cửa, trên thị trường Matxcơva 1 euro đổi được 62,2 rúp, và 50 rúp mới mua được một đồng đô la. Tính từ cuối tháng 10/2014 đồng tiền của Nga mất giá 19 % so với đô la và 17 % so với đồng euro.

Trong một một năm qua, do bị trừng phạt kinh tế vì can thiệp vào Ukraina, kinh tế Nga đã gặp nhiều khó khăn. Với tác động của việc giá dầu giảm mạnh, thu nhập của Nga càng bị thắt lại, khi biết rằng dầu hỏa là một nguồn lợi đem về đến 50 % thu nhập toàn quốc.

Switch mode views: